Suốt hai tháng vừa qua, tôi nhiều lần trải nghiệm qua nhiều sự yếu đuối của bản thân mình. Lúc đầu khi nó vừa xảy ra, tâm hồn tôi chùn lại, tự hỏi mình một câu: tại sao mình bê bối thế? Tại sao người khác làm được dễ dàng, mà mình lại nhọc nhằn với nó thế. Rồi thì trong thâm tâm, tôi ngước nhìn lên Chúa tôi, như để cầu cứu. Câu trả lời tôi nhận được, là câu trả lời Chúa đã nói với Thánh Phao-lô:
"Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối."Hai tháng sau, tôi ngạc nhiên nhận thấy, việc mà mình đã từng làm trong khó khăn, thì nay mình đã bắt đầu thi hành như cái máy tự động.
Mấy tuần trước, lên nhà Tứ Đệ chơi trong cuối tuần, đùa giỡn với hai đứa cháu hơi quá sức sao đó. Thế là khi về đến nhà thì "đền thờ Chúa Thánh Thần" bị suy sụp. Đến Thứ Ba thì đi làm không nổi nữa, phải phóng thư vào công ty xin nghỉ bệnh ... hai ngày. Thêm một sự yếu đuối. Nhưng qua sự yếu đuối này, tình yêu thương con cháu được thể hiện một cách trọn vẹn hơn. Y như lời Thầy tôi dạy.
Dạo này tôi cảm thấy mình bị hội chứng ... câm. Cuối tuần vừa rồi, ba anh em gặp nhau ăn nhậu đến hơn bảy giờ sáng, mà mình cảm thấy chẳng tâm sự được câu nào cho ra hồn. Có nhiều vấn đề muốn đào sâu, nhưng nói ra không đúng lúc thì sẽ không tốt. Nên...im lặng...chờ. Và như thế, tôi lại nhận thấy từ xưa tới nay, mình vốn luôn yếu đuối trong giao thiệp.
Đọc lời chia sẻ tâm tình của anh Hải lại nhớ Dụ ngôn Người Samaria Nhân Lành vì mấy hôm nay bên này xảy ra nhiều chuyện đau lòng liên quan đến sự khó khăn để cứu giúp người gặp nạn. Yên an.--
Trả lờiXóaCám ơn anh Toàn đã nhắc đến dụ ngôn Người Sa-ma-ri Nhân Lành thật hữu ý. Người Sa-ma-ri và Do Thái vốn là anh em đồng tộc từ thời trước khi dân Do Thái bị lưu đày sang Ai Cập. Do bất đồng quan điểm mà sanh ra hiềm khích. Đến độ việc người Sa-ma-ri và Do Thái yêu thương đùm bọc lẫn nhau là một viễn tượng không thể có.
XóaHiện trạng vô tâm đối với người đang khổ đau, thường thấy xảy ra trong xã hội chúng ta ngày nay, biết đâu là do chúng ta không còn coi nhau như là anh em một nhà, với trách nhiệm kèm theo là chúng ta cần phải săn sóc lẫn nhau. Ý tưởng này giúp tôi trở lại với hoàn cảnh của cá nhân mình: anh em chúng tôi thỉnh thoảng tụ họp lại để ăn nhậu, không cần thiết phải tâm sự gì sâu sắc, mà đơn giản là để nhắc nhở nhau, rằng dù sao thì chúng tôi vẫn là anh em một nhà.
Năm mới cầu chúc anh cùng gia quyến bình an, viên mãn trong tinh thần lẫn thể chất.