Hôm nay viết nhảm về vật lý và tôn giáo ti tí …
Bài giảng của Cha Robert Barron vào dịp Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vừa qua, đặt câu hỏi: Thiên Quốc--hay Nước Trời--là ở đâu?
Nếu cảnh giới hiện hữu của chúng ta là “hạ giới”, thì Nước Trời, nơi Đức Chúa Cha ngự trị, là “thượng giới”. Ông bà ta thường gọi vậy. nhưng “hạ” và “thượng” ở đây không giới hạng ở một không gian 4 chiều của chúng ta. Bởi là nơi trú ngụ của Đấng Tạo Dựng nên trời đất (vũ trụ không gian và thời gian), nơi ấy phải vượt ngoài không gian và thời gian của chúng ta. Có thể nơi đó là một chiều không gian khác. Hmm…Có thể nào tồn tại một chiều không gian, tạm gọi nó là không gian vô cực, mà người ta chỉ có thể hành trình đến bằng những sự tích lũy đạo hạnh thu thập được trong suốt cuộc đời của mình không nhỉ?
Hơn nữa, khi Chúa Giêsu đến thế gian, Ngài đã tuyên bố: “Nước Trời đang hiện hữu giữa các anh em” (Luca 17:19). Như vậy, sự giáng lâm của Chúa Giêsu đã đem vô cực đến với hữu cực. Hơn nữa, chính con người của Chúa Giêsu là chân trời sự cố (event horizon) giữa hữu cực và vô cực.
Tôi có muốn đến cõi vô cực ư? Thì tôi hãy đi qua con đường thương khó của Chúa Giêsu, và điều đó có nghĩa là: can đảm làm chứng cho Sự Thật, dù có lúc phải trả giá bằng sự sống còn.
Chúa Nhật vừa qua, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã phong thánh cho 800 tín đồ đã tử vì đạo tại Otranto (Ý Đại Lợi) vào năm 1480.
(thở dài …)
Lời ủi an đáng khắc sâu trong lòng:
Đừng để việc gì làm con phải phiền muộn,
Đừng để điều gì làm con phải sợ hãi,
Mọi thứ rồi sẽ qua, nhưng Chúa không hề đổi thay,
Ai có Chúa, sẽ chẳng cần gì nữa,
Kiên nhẫn sẽ đạt được tất cả,
Có Chúa là đủ.
~ Teresa Avila
Chúa Nhật tới đây, Đấng Bảo Trợ sẽ ngự đến để ban cho tôi sức mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét