Tối hôm nay, không nhớ do gợi hứng nào, tôi đọc được bài này trên mạng The New York Times, và nhờ đó biết được trang blog của Đức Hồng Y Roger Mahony của giáo phận Los Angeles. Tôi cảm thấy mủi lòng khi đọc vài bài suy niệm mới đây của ngài, vì dường như ngài đang trải qua gia đoạn cô độc, làm tôi nhớ lại lời giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong dịp Thứ Tư Lễ Tro vừa qua, trong đó có câu này: “mỗi người trong chúng ta phải nhận thức được rằng, chúng ta không thể nào một mình đối diện với hành trình sám hối được, mà cần phải đồng hành với nhiều anh chị em của chúng ta trong Giáo Hội.”
---
Kính thưa chư huynh đệ,
Cùng Anh chị em thân mến!
Hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình Mùa Chay mới, một cuộc hành trình hơn bốn mươi ngày và dẫn đưa chúng ta đến niềm vui Phục Sinh, là sự chiến thắng của sự sống trên sự chết. Bước theo truyền thống Rôma Cổ Đại về Các Trạm Thánh Đường Mùa Chay, chúng ta tập hợp tại từng chặn đường của Mùa Chay để cử hành Bí Tích Thánh Thể. Truyền thống nói rằng trạm đầu tiên đã diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina trên đồi Aventine. Nhưng lần này hoàn cảnh đã đẩy đưa chúng ta tụ tập tại Tòa Thánh Phêrô. Tối nay có rất nhiều người trong chúng ta tụ tập xung quanh ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Phêrô để yêu cầu ngài cầu nguyện cho con đường phía trước của Giáo Hội, tại thời điểm cụ thể trong thời gian này, canh tân đức tin của chúng ta trong vị Chủ Chăn tối cao, là Chúa Kitô. Đối với riêng tôi đó cũng là một cơ hội tốt để cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các tín hữu của Giáo Phận Rôma, trong lúc tôi chuẩn bị kết thúc Sứ Vụ Thánh Phê-rô, và tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi.
Các bài đọc hôm nay đã cung cấp cho chúng ta những ý tưởng mà qua đó, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để biến đổi chính bản thân mình bằng thái độ và hành vi cụ thể trong Mùa Chay. Đầu tiên, Giáo Hội nêu lên lời kêu gọi mạnh mẽ mà tiên tri Joel đã nói với người dân Israel: "Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA: ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van" (2,12). Xin lưu ý cụm từ "hết lòng", có nghĩa là từ cốt lõi của những suy tư và cảm xúc của chúng ta, từ gốc rễ của sự định đoạt của chúng ta, sự lựa chọn và hành động, với một cử chỉ hoàn toàn tự do và triệt để. Nhưng chúng ta lại có thể trở về với Thiên Chúa không? Có chứ, bởi vì có một quyền lực không cư ngụ từ trong trái tim chúng ta, nhưng nó xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa và sức mạnh của lòng thương xót của Ngài. Tiên tri nói: "Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người động lòng khi trừng phạt" (câu 13). Vâng, chúng ta có thể trở về với Thiên Chúa chứ, bởi đó là một 'ân sủng', vì nó là công việc của Thiên Chúa và hoa quả của đức tin mà chúng ta phó thác cho lòng thương xót Chúa. Nhưng, hành trình trở về này chỉ có thể trở thành hiện thực trong cuộc sống của chúng ta khi ân sủng của Chúa xuyên thấu và lay động đến tận đáy lòng của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh để "xé nát con tim". Một lần nữa, tiên tri tuyên bố những lời này từ Thiên Chúa: "Đừng xé áo, mà hãy xé trái tim của bạn" (câu 13). Ngày nay, trên thực tế, nhiều người đã sẵn sàng "xé áo” của họ vì những vụ bê bối và bất công--dĩ nhiên được gây ra bởi những người khác--nhưng ít có ai sẵn sàng hành động theo "con tim", theo lương tri và tâm ý của riêng mình, bằng cánh cho phép Chúa biến đổi, đổi mới và chuyển hoá chính bản thân họ.
Vậy, hành trình "hãy hết lòng trở về với Ta" này, là một lời nhắc nhở không chỉ liên quan đến một cá nhân, mà còn bao gồm cả toàn thể cộng đồng. Một lần nữa chúng ta nghe trong bài đọc một: "Hãy thổi còi tù-và tại núi Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời họ dự đại hội thánh, triệu tập các bô lão, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú.Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê" (vv.15-16). Kích thước cộng đồng là một yếu tố cần thiết trong đức tin và đời sống Kitô hữu. Chúa Kitô đến để "thu thập những con cái Thiên Chúa, đang trôi rải rác khắp nơi, để tụ họp họ lại thành một" (Ga 11:52 ). Cái "chúng ta" của Giáo Hội là cộng đồng mà trong đó Chúa Giêsu đem chúng ta lại gần với nhau (x. Ga 12:32), đức tin nhất thiết phải có tính hội họp [giáo hội]. Và điều quan trọng để ghi nhớ và để sống trong Mùa Chay là: mỗi người trong chúng ta phải nhận thức được rằng, chúng ta không thể nào một mình đối diện với hành trình sám hối được, mà cần phải đồng hành với nhiều anh chị em trong Giáo Hội.
Cuối cùng, tiên tri Joel tập trung vào những lời cầu nguyện của các mục tử, những người đang ngước mắt ngấn lệ nhìn lên Thiên Chúa mà nói rằng: "Từ nơi hiên nhà đến chỗ bàn thờ, hãy để cho các vị tư tế khóc, để cho các bộ trưởng của Đức Chúa khóc than và nói: 'Lạy CHÚA, xin tha cho dân Ngài; Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Kẻo họ lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?' " (V.17). Lời cầu nguyện này dẫn đưa chúng ta đến sự suy niệm về tầm quan trọng của việc làm chứng cho đức tin và cho đời sống Kitô hữu, cho mỗi chúng ta và cho cộng đồng của chúng ta, để chúng ta có thể tiết lộ khuôn mặt của Giáo Hội, một khuôn mặt đã nhiều lần bị làm xấu đi. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những tội lỗi làm cản trở đến sự hiệp nhất của Giáo Hội, đến những sự phân chia các bộ phận trong cơ thể của Giáo Hội. Sống Mùa Chay trong sự hiệp thông mạnh mẻ hơn và rõ ràng hơn với Giáo Hội, khắc phục chủ nghĩa cá nhân và tính cạnh tranh, là một dấu hiệu khiêm nhường và quý giá cho những người hoặc đã lìa xa với đức tin, hoặc đã không còn quan tâm nữa.
"Vâng, bây giờ là thời điểm thuận lợi, đây là ngày cứu độ" (2 Cor 6:02). Những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô cho các tín hữu Cô-rin-tô cộng hưởng cho chúng ta một sự khẩn cấp không cho phép vắng mặt hoặc quán tính. Cụm từ ngữ "bây giờ" được lặp đi lặp lại và không thể bị bỏ qua, gợi lên cho chúng ta một cơ hội duy nhất. Và ánh mắt của Thánh Tông Đồ tập trung vào việc chia sẻ những gì mà Chúa Kitô đã chọn để biểu lộ cuộc sống của Ngài, tham gia vào tất cả mọi thứ của loài người, đến nỗi đã mang lấy thân phận tội lỗi của con người. Những lời của Thánh Phaolô rất mạnh mẽ: "Thiên Chúa đã làm cho ngài mang tội vì lợi ích của chúng ta." Chúa Giêsu, người vô tội, Đấng Thánh, "Đấng chẳng biết đến tội lỗi" (2 Cr 5:21), đã mang gánh nặng tội lỗi để san sẻ với nhân loại một hậu quả của cái chết, và cái chết của Thập Giá. Sự hòa giải mà chúng ta được ban tặng, đã đến ở một mức giá rất cao, là cây Thập Giá, được nâng lên trên đồi Golgotha, nơi mà Con Thiên Chúa Hóa Thân Làm Người đã được treo lên. Trong sự việc này, trong việc Thiên Chúa ngấm mình vào trong bể khổ của loài người, và vực thẳm của sự ác, đó là nguồn gốc của ơn thánh hóa cho chúng ta. Sự "trở lại với Thiên Chúa với tất cả trái tim" trong hành trình Mùa Chay của chúng ta, đi xuyên qua Thập Giá, theo chân Chúa Kitô trên đường đến đồi Canvê, dẫn đến sự hiến tặng trọn vẹn bản thân mình. Đó là một cuộc hành trình, mà mỗi ngày chúng ta để lại phía sau lưng, sự ích kỷ và tự khép cửa giam cầm chính mình, để nhường chỗ cho Thiên Chúa mở ra và biến đổi tâm hồn chúng ta. Và, như Thánh Phaolô nhắc nhở, việc rao giảng của Thập Tự Giá tạo tiếng vang trong chúng ta nhờ việc rao giảng Lời Chúa, mà chính Thánh Tông Đồ là một sứ giả. Đó là một lời mời gọi cho chúng ta, để hành trình Mùa Chay này được tập trung vào sự lắng nghe thận trọng hơn và siêng năng hơn đối với Lời Chúa, là ánh sáng chiếu ngời cho đường đi của chúng ta.
Trong đoạn Tin Mừng theo Mátthêu, một phần của Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đề cập đến ba thói quen căn bản theo yêu cầu của Luật Môi-se: bố thí, cầu nguyện, và ăn chay. Đây cũng là lời hướng dẫn của truyền thống giáo hội về hành trình Mùa Chay, để đáp ứng lời mời gọi "trở về với Chúa với tất cả trái tim của anh em". Nhưng ngài vạch ra rằng cả chất lượng và sự thật của mối quan hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa là đủ điều kiện xác thực của tất cả các hành vi tôn giáo . Vì lý do này, ngài lên án tôn giáo giả hình, một hành vi tìm kiếm tiếng vỗ tay và tán thưởng. Người môn đệ thực sự không phục vụ chính mình hay “công chúng”, nhưng chỉ phục vụ Chúa của mình, trong sự đơn giản và khoan hồng: "Cha các anh em nhìn thấy tất cả mọi thứ trong bí mật sẽ thưởng "(Mt 6,4.6.18). Hành động của chúng ta luôn luôn sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ít tìm kiếm vinh quang của chúng ta và chúng ta càng nhận thức được rằng phần thưởng của người công chính là Đức Chúa Trời, để được kết hợp với Ngài, ở bây giờ, một cuộc hành trình đức tin, và vào cuối của cuộc đời, trong ánh sáng hòa bình đến mặt đối mặt với Ngài mãi mãi (x. 1 Cor 13:12).
Anh chị em thân mến, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay với sự tin vui. Mong cho lời mời gọi hoán cải, "trở về với Chúa với tất cả trái tim của chúng ta", gây được tiếng vang mạnh mẽ trong chúng ta, ngõ hầu chấp nhận ân điển của Ngài làm cho chúng ta nên người đàn ông mới và phụ nữ mới, với những hoa quả đáng ngạc nhiên khi được tham gia vào đời sống của Chúa Giêsu. Cầu cho không ai trong chúng ta bị điếc với kháng cáo này, cũng được đề cập trong nghi thức bình dị, thật đơn giản nhưng thật là đẹp, qua việc xức tro, mà chúng ta sẽ sớm thực hiện. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội và gương mẫu cho tất cả các môn đệ đích thực của Chúa, có thể đồng hành với chúng ta trong thời gian này. Amen!
[Nguồn: http://en.radiovaticana.va/articolo.asp?c=664723]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét