Suy niệm Mùa Chay: Về việc điều hòa sinh sản

Cuối tuần qua, tôi được dịp nói chuyện với vài người bạn Công Giáo về Giáo Lý Tính Dục, và từ đó tạo ngẫu hứng cho tôi đọc lại Thông Điệp Sự Sống Con Người (Humanae Vitae) của cố Đức Thánh Cha Phaolô VI về việc điều hòa sinh sản, và Thần Học Về Thân Xác (Theology of the Body) của cố Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Tôi so sánh kho Thần Học Thân Xác như là bộ Kama Sutra của người Công Giáo, nhưng kho tàng khổng lồ này chắc phải dành một dịp khác để chiêm niệm thêm. Tối nay tôi muốn suy ngẫm một chút về việc điều hòa sinh sản, mà ngôn ngữ của thế tục gọi là “ngừa thai”.

Giáo Lý Công Giáo điều 2370 (GLCG 2370) gọi ngừa thai, trên bản chất, là một điều ác (từ ngữ tiếng Anh gọi là “intrinsically evil”):

2370 Tiết dục định kỳ cũng như những phương pháp điều hòa sinh sản đặt nền tảng trên việc tự quan sát và sử dụng những thời gian không thể thụ thai (x. HV 16), đều phù hợp với các tiêu chuẩn khách quan của luân lý. Những phương pháp này tôn trọng thân thể của vợ chồng, khuyến khích họ âu yếm và giúp nhau hướng đến tự do chân chính. Ngược lại, "mọi hành động nhằm mục đích hay tạo phương thế ngăn cản sự truyền sinh trước, hoặc trong khi giao hợp, hoặc trong diễn tiến các hiệu quả tự nhiên của việc giao hợp, tự bản chất là xấu" (HV 14).

Humanae Vitae 16:

16. Như Ta trình bày trong đoạn 3 trên đây, hiện nay người ta chống đối lại lời giáo huấn của Giáo hội về nền luân lý hôn nhân, chủ trương rằng con người có quyền dùng tri thức của mình để quản trị và điều khiển các năng lực nằm trong thiên nhiên vô tri để mưu ích cho toàn thể nhân loại. Người ta đặt câu hỏi: nếu có thể, trong một vài trường hợp, sử dụng phương pháp nhân tạo để kiểm soát việc sinh sản hầu đem lại hòa đồng êm ấm cho gia đình và giúp cho việc giáo dục con cái (đã sinh ra rồi) được dễ dàng tốt đẹp hơn, thì tại sao lại không sử dụng?

Ta cần phải trả lời một cách minh xác rằng: Giáo hội sẵn sàng chấp nhận, tán thưởng việc dùng tri thức trong một lãnh vực, mọi công tác Thiên Chúa cùng hoạt động với tạo vật tri thức, nhưng Giáo hội khẳng định rằng: trong trường hợp này, phải tôn trọng nền trật tự được Thiên Chúa thiết lập.

Vì thế, nếu có những hoàn cảnh, những lý do thể lý, tâm lý, hoặc ngoại cảnh đòi hỏi vợ chồng phải hạn chế bớt việc sinh con, thì trong trường hợp đó, Giáo hội cho biết có thể căn cứ vào các chu kỳ tự nhiên, cố hữu của cơ năng sinh sản để làm hành vi hôn nhân trong những thời gian không đậu thai, và chỉ có phương pháp điều tiết sinh sản ấy mới không đi ngược lại những nguyên tắc luân lý căn bản mà Ta vừa nhắc nhở trên đây.

Giáo hội không mâu thuẫn khi chủ trương rằng: người ta được áp dụng phương pháp các thời gian không đậu thai, đồng thời lên án việc sử dụng những phương pháp trực tiếp gây trở ngại cho việc sinh sản, dù với những lý do có vẻ đứng đắn, lương thiện. Quả vậy, hai sự việc trên đây hoàn toàn khác biệt nhau; trong trường hợp thứ nhất, đôi bạn sử dụng một cách hợp pháp những dữ kiện tự nhiên, còn trong trường hợp thứ hai, họ cản trở một diễn biến của thiên nhiên. Tuy trong cả hai trường hợp, hai người phối ngẫu đều tích cực, đồng ý với nhau tìm cách tránh không cho có con vì những lý do thoả đáng, nhưng đặc biệt trong trường hợp trước, hai người tự kiềm chế, không sử dụng quyền hạn của hôn phối trong những thời gian có thể đậu thai vì những nguyên do hợp lý, và sử dụng quyền hạn đó trong thời gian không thể có con để biểu lộ tình thương nhau và bảo vệ lòng chung thuỷ với nhau. Trong hành động này, hai người đã chứng tỏ một tình yêu hoàn toàn và thực sự lương thiện.

Tại sao ngừa thai là một việc ác? Bởi vì: cũng như hôn nhân nam nữ là dấu chỉ cho hôn nhân giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, tương tự như vậy, quan hệ tình dục giữa cặp vợ chồng là dấu chỉ cho Bí Tích Thánh Thể. Khi tôi đi rước lễ, Thánh Thể của Chúa Kitô hòa nhập vào thân thể của tôi, và trong giây phúc mầu nhiệm ấy “cả hai đã biến thành một xương một thịt”.  Cho nên, 

"Hôn phối và tình yêu trong hôn nhân, tự bản chất nó, được hướng về việc sinh sản và nuôi dưỡng con cái. Trên thực tế, con cái là ân huệ tối thượng của hôn nhân và mưu ích rất nhiều cho chính cha mẹ chúng" (Công đồng Vatican II, Hiến chế Mục vụ "Niềm Vui Và Hy Vọng" - Gaudium et Spes, số 50).

Và, cũng như việc tôi rước Thánh Thể vào mình, rồi lại từ chối ơn thánh hóa mà Thánh Thể có thể tác động trong trong bản thân tôi, tương tự như vậy, với hành động cản trở sự kết tinh từ quan hệ tình dục, tôi nói lên rằng: tôi không muốn nhận cái ân huệ tối thượng mà Thiên Chúa muốn ban cho tôi kia. Từ sự khước từ đó, khá dễ hiểu khi Đức Phaolô VI, vào thời điểm của năm 1968, 8 năm sau khi viên thuốc ngừa thai đã được tung ra thị trường Hoa Kỳ, đã đưa ra 4 tiên đoán về hệ quả của việc ngừa thai:

  1. Gia tăng của sự bội tín trong hôn nhân cũng như sự tụt dốc của luân lý tính dục,
  2. Sự thiếu tôn trọng phụ nữ, biến phụ nữ thành dụng cụ thỏa mãn dục tính ích kỷ cho đàn ông,
  3. Các chính quyền sẽ ép buộc dân chúng phải áp dụng những phương pháp ngừa thai để tránh né những khó khăn cá nhân, gia đình, hoặc xã hội,
  4. con người sẽ chơi “trò chơi thượng đế”.

Khi tôi cưỡng lại Thánh ý Chúa, thì đó là “tội lỗi”. Nhớ lại lời của Cha John Riccardo:  Chúa ghét tội lỗi của tôi chính bởi vì chúng gây tổn hại cho bản thân tôi. Và vì tôn trọng quyền tự do của tôi, Chúa bất lực khi tôi đang phạm tội. Và Ngài khóc. Ngài không làm được gì khác ngoài việc khóc, và khóc đến đổ mồ hôi máu…trong vườn Giệt-si-ma-ni.

Chia Sẻ:

Hành trình sám hối cần có sự đồng hành

Tối hôm nay, không nhớ do gợi hứng nào, tôi đọc được bài này trên mạng The New York Times, và nhờ đó biết được trang blog của Đức Hồng Y Roger Mahony của giáo phận Los Angeles. Tôi cảm thấy mủi lòng khi đọc vài bài suy niệm mới đây của ngài, vì dường như ngài đang trải qua gia đoạn cô độc, làm tôi nhớ lại lời giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI trong dịp Thứ Tư Lễ Tro vừa qua, trong đó có câu này: “mỗi người trong chúng ta phải nhận thức được rằng, chúng ta không thể nào một mình đối diện với hành trình sám hối được, mà cần phải đồng hành với nhiều anh chị em của chúng ta trong Giáo Hội.
---
Kính thưa chư huynh đệ,
Cùng Anh chị em thân mến!

Hôm nay, Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta bắt đầu một cuộc hành trình Mùa Chay mới, một cuộc hành trình hơn bốn mươi ngày và dẫn đưa chúng ta đến niềm vui Phục Sinh, là sự chiến thắng của sự sống trên sự chết. Bước theo truyền thống Rôma Cổ Đại về Các Trạm Thánh Đường Mùa Chay, chúng ta tập hợp tại từng chặn đường của Mùa Chay để cử hành Bí Tích Thánh Thể. Truyền thống nói rằng trạm đầu tiên đã diễn ra tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Sabina trên đồi Aventine. Nhưng  lần này hoàn cảnh đã đẩy đưa chúng ta tụ tập tại Tòa Thánh Phêrô. Tối nay có rất nhiều người trong chúng ta tụ tập xung quanh ngôi mộ của Thánh Tông Đồ Phêrô để yêu cầu ngài cầu nguyện cho con đường phía trước của Giáo Hội, tại thời điểm cụ thể trong thời gian này, canh tân đức tin của chúng ta trong vị Chủ Chăn tối cao, là Chúa Kitô. Đối với riêng tôi đó cũng là một cơ hội tốt để cảm ơn tất cả mọi người, đặc biệt là các tín hữu của Giáo Phận Rôma, trong lúc tôi chuẩn bị kết thúc Sứ Vụ Thánh Phê-rô, và tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi.
Các bài đọc hôm nay đã cung cấp cho chúng ta những ý tưởng mà qua đó, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, chúng ta được mời gọi để biến đổi chính bản thân mình bằng thái độ và hành vi cụ thể trong Mùa Chay. Đầu tiên, Giáo Hội nêu lên lời kêu gọi mạnh mẽ mà tiên tri Joel đã nói với người dân Israel: "Đây là sấm ngôn của ĐỨC CHÚA: ngay cả lúc này, các ngươi hãy hết lòng trở về với Ta, hãy ăn chay, khóc lóc, và thống thiết than van" (2,12). Xin lưu ý cụm từ "hết lòng", có nghĩa là từ cốt lõi của những suy tư và cảm xúc của chúng ta, từ gốc rễ của sự định đoạt của chúng ta, sự lựa chọn và hành động, với một cử chỉ hoàn toàn tự do và triệt để. Nhưng chúng ta lại có thể trở về với Thiên Chúa không? Có chứ, bởi vì có một quyền lực không cư ngụ từ trong trái tim chúng ta, nhưng nó xuất phát từ trái tim của Thiên Chúa và sức mạnh của lòng thương xót của Ngài. Tiên tri nói: "Hãy trở về cùng ĐỨC CHÚA là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người từ bi và nhân hậu, chậm giận và giàu tình thương, Người động lòng khi trừng phạt" (câu 13). Vâng,  chúng ta có thể trở về với Thiên Chúa chứ, bởi đó là một 'ân sủng', vì nó là công việc của Thiên Chúa và hoa quả của đức tin mà chúng ta phó thác cho lòng thương xót Chúa. Nhưng, hành trình trở về này chỉ có thể trở thành hiện thực trong cuộc sống của chúng ta khi ân sủng của Chúa xuyên thấu và lay động đến tận đáy lòng của chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh để "xé nát con tim". Một lần nữa, tiên tri tuyên bố những lời này từ Thiên Chúa: "Đừng xé áo, mà hãy xé trái tim của bạn" (câu 13). Ngày nay, trên thực tế, nhiều người đã sẵn sàng "xé áo” của họ vì những vụ bê bối và bất công--dĩ nhiên được gây ra bởi những người khác--nhưng ít có ai sẵn sàng hành động theo "con tim", theo lương tri và tâm ý của riêng mình, bằng cánh cho phép Chúa biến đổi, đổi mới và chuyển hoá chính bản thân họ.
Vậy, hành trình "hãy hết lòng trở về với Ta" này, là một lời nhắc nhở không chỉ liên quan đến một cá nhân, mà còn bao gồm cả toàn thể cộng đồng. Một lần nữa chúng ta nghe trong bài đọc một: "Hãy thổi còi tù-và tại núi Sion, ra lệnh giữ chay thánh, công bố mở cuộc họp long trọng; hãy tụ tập chúng dân, mời họ dự đại hội thánh, triệu tập các bô lão, tụ họp đám thiếu nhi cũng như trẻ thơ còn đang bú.Tân lang hãy ra khỏi loan phòng, tân nương hãy rời bỏ phòng khuê" (vv.15-16). Kích thước cộng đồng là một yếu tố cần thiết trong đức tin và đời sống Kitô hữu. Chúa Kitô đến để "thu thập những con cái Thiên Chúa, đang trôi rải rác khắp nơi, để tụ họp họ lại thành một" (Ga 11:52 ). Cái "chúng ta" của Giáo Hội là cộng đồng mà trong đó Chúa Giêsu đem chúng ta lại gần với nhau (x. Ga 12:32), đức tin nhất thiết phải có tính hội họp [giáo hội]. Và điều quan trọng để ghi nhớ và để sống trong Mùa Chay là: mỗi người trong chúng ta phải nhận thức được rằng, chúng ta không thể nào một mình đối diện với hành trình sám hối được, mà cần phải đồng hành với nhiều anh chị em trong Giáo Hội.
Cuối cùng, tiên tri Joel tập trung vào những lời cầu nguyện của các mục tử, những người đang ngước mắt ngấn lệ nhìn lên Thiên Chúa mà nói rằng: "Từ nơi hiên nhà đến chỗ bàn thờ, hãy để cho các vị tư tế khóc, để cho các bộ trưởng của Đức Chúa khóc than và nói: 'Lạy CHÚA, xin tha cho dân Ngài; Xin đừng để gia nghiệp của Ngài phải nhục nhã và nên trò cười cho dân ngoại! Kẻo họ lại được cớ mà nói: Thiên Chúa của chúng ở đâu rồi?' " (V.17). Lời cầu nguyện này dẫn đưa chúng ta đến sự suy niệm về tầm quan trọng của việc làm chứng cho đức tin và cho đời sống Kitô hữu, cho mỗi chúng ta và cho cộng đồng của chúng ta, để chúng ta có thể tiết lộ khuôn mặt của Giáo Hội, một khuôn mặt đã nhiều lần bị làm xấu đi. Tôi đang nghĩ đặc biệt đến những tội lỗi làm cản trở đến sự hiệp nhất của Giáo Hội, đến những sự phân chia các bộ phận trong cơ thể của Giáo Hội. Sống Mùa Chay trong sự hiệp thông mạnh mẻ hơn và rõ ràng hơn với Giáo Hội, khắc phục chủ nghĩa cá nhân và tính cạnh tranh, là một dấu hiệu khiêm nhường và quý giá cho những người hoặc đã lìa xa với đức tin, hoặc đã không còn quan tâm nữa.
"Vâng, bây giờ là thời điểm thuận lợi, đây là ngày cứu độ" (2 Cor 6:02). Những lời của Thánh Tông Đồ Phaolô cho các tín hữu Cô-rin-tô cộng hưởng cho chúng ta một sự khẩn cấp không cho phép vắng mặt hoặc quán tính. Cụm từ ngữ "bây giờ" được lặp đi lặp lại và không thể bị bỏ qua, gợi lên cho chúng ta một cơ hội duy nhất. Và ánh mắt  của Thánh Tông Đồ tập trung vào việc chia sẻ những gì mà Chúa Kitô đã chọn để biểu lộ cuộc sống của Ngài, tham gia vào tất cả mọi thứ của loài người, đến nỗi đã mang lấy thân phận tội lỗi của con người. Những lời của Thánh Phaolô rất mạnh mẽ: "Thiên Chúa đã làm cho ngài mang tội vì lợi ích của chúng ta." Chúa Giêsu, người vô tội, Đấng Thánh, "Đấng chẳng biết đến tội lỗi" (2 Cr 5:21), đã mang gánh nặng tội lỗi để san sẻ với nhân loại một hậu quả của cái chết, và cái chết của Thập Giá. Sự hòa giải mà chúng ta được ban tặng, đã đến ở một mức giá rất cao, là cây Thập Giá, được nâng lên trên đồi Golgotha, nơi mà Con Thiên Chúa Hóa Thân Làm Người đã được treo lên. Trong sự việc này, trong việc Thiên Chúa ngấm mình vào trong bể khổ của loài người,  và vực thẳm của sự ác, đó là nguồn gốc của ơn thánh hóa cho chúng ta.  Sự "trở lại với Thiên Chúa với tất cả trái tim" trong hành trình Mùa Chay của chúng ta,  đi xuyên qua Thập Giá, theo chân Chúa Kitô  trên đường đến đồi Canvê, dẫn đến sự hiến tặng trọn vẹn bản thân mình. Đó là một cuộc hành trình, mà mỗi ngày chúng ta để lại phía sau lưng, sự ích kỷ và tự khép cửa giam cầm chính mình, để nhường chỗ cho Thiên Chúa mở ra và biến đổi tâm hồn chúng ta. Và, như Thánh Phaolô nhắc nhở, việc rao giảng của Thập Tự Giá tạo tiếng vang trong chúng ta nhờ việc rao giảng Lời Chúa, mà chính Thánh Tông Đồ là một sứ giả. Đó là một lời mời gọi cho chúng ta, để hành trình Mùa Chay này được tập trung vào sự lắng nghe thận trọng hơn và siêng năng hơn đối với Lời Chúa, là ánh sáng chiếu ngời cho đường đi của chúng ta.
Trong đoạn Tin Mừng theo Mátthêu, một phần của Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đề cập đến ba thói quen căn bản theo yêu cầu của Luật Môi-se: bố thí, cầu nguyện, và ăn chay. Đây cũng là lời hướng dẫn của truyền thống giáo hội về hành trình Mùa Chay, để đáp ứng lời mời gọi "trở về với Chúa với tất cả trái tim của anh em". Nhưng ngài vạch ra rằng cả chất lượng và sự thật của mối quan hệ giữa chúng ta và Thiên Chúa là đủ điều kiện xác thực của tất cả các hành vi tôn giáo . Vì lý do này, ngài lên án tôn giáo giả hình, một hành vi tìm kiếm tiếng vỗ tay và tán thưởng.  Người môn đệ thực sự không phục vụ chính mình hay “công chúng”, nhưng chỉ phục vụ Chúa của mình, trong sự đơn giản và khoan hồng: "Cha các anh em  nhìn thấy tất cả mọi thứ trong bí mật sẽ thưởng "(Mt 6,4.6.18). Hành động của chúng ta luôn luôn sẽ có hiệu quả hơn khi chúng ta ít tìm kiếm vinh quang của chúng ta và chúng ta càng nhận thức được rằng phần thưởng của người công chính là Đức Chúa Trời, để được kết hợp với Ngài, ở bây giờ, một cuộc hành trình đức tin, và vào cuối của cuộc đời, trong ánh sáng hòa bình đến mặt đối mặt với Ngài mãi mãi (x. 1 Cor 13:12).
Anh chị em thân mến, chúng ta bắt đầu cuộc hành trình Mùa Chay với sự tin vui. Mong cho lời  mời gọi hoán cải, "trở về với Chúa với tất cả trái tim của chúng ta", gây được tiếng vang mạnh mẽ trong chúng ta, ngõ hầu chấp nhận ân điển của Ngài làm cho chúng ta nên người đàn ông mới và phụ nữ mới, với những hoa quả đáng ngạc nhiên khi được tham gia vào đời sống của Chúa Giêsu. Cầu cho không ai trong chúng ta bị điếc với kháng cáo này, cũng được đề cập trong nghi thức bình dị, thật đơn giản nhưng thật là đẹp, qua việc xức tro, mà chúng ta sẽ sớm thực hiện. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội và gương mẫu cho tất cả các môn đệ đích thực của Chúa, có thể đồng hành với chúng ta trong thời gian này. Amen!
[Nguồn: http://en.radiovaticana.va/articolo.asp?c=664723]
Chia Sẻ:

Nghe lại bài giảng của Đức Cha Tagle

Thấy trang FaceBook của Dòng Đồng Công có đăng hình Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle của Manila, làm tôi nhớ lại bài giảng của ngài tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế tại Quebec hồi 2008, đã làm rung động tâm hồn tôi:
Chia Sẻ:

Bão và Giáo Hội

Hai diễn biến thời sự trong tuần qua đáng ghi nhớ.

Thứ nhất là trận bão tuyết đầu mùa, mệnh danh là February 2013 nor’easter, đã làm cộng đồng Bắc Mỹ xôn xao suốt cuối tuần vừa qua. Được cho phép trước, Thứ Sáu rồi tôi ngồi làm ở nhà, không vào công ty, nên đỡ đau đầu việc giao thông trên đường lộ. Trên YouTube thấy có đoạn video quay cảnh hậu sự này:

Tin thứ hai, được nghe qua sáng nay, là tin Đức Thánh Cha sẽ thoái nhiệm vào cuối tháng. Tin này làm cả thế giới xôn xao. Tôi có theo dõi trang Facebook của Đức Tổng Giám Mục của Los Angeles. Trưa nay, thấy Ngài viết thế này:

Đức Thánh Cha Benedict XVI đã thực sự là một vị Cha Thánh trong gia đình của Thiên Chúa, là Giáo Hội Công Giáo của Đức Chúa Trời. Quyết định từ chức của ngài là một hành động cao đẹp và giống Chúa Kitô trong sự khiêm nhường và trong tình yêu thương dành cho Giáo Hội. Đây là hành động của một vị thánh, không nghĩ về bản thân mình, nhưng chỉ nghĩ về thánh ý của Thiên Chúa và những điều tốt đẹp của dân Chúa.
Tôi có nhiều cảm tình dành cho vị Giáo Phụ này. Theo tôi nghĩ, ngài là một trong những người thông thái nhất trong thời đại ngày nay. Tôi cố gắng học hỏi hàng ngày từ những lời nói và tấm gương ngài. Hai lần tôi nhận được dây Pallium của Tổng Giám Mục là từ tay ngài, và tôi sẽ luôn biết ơn ngài vì đã chọn tôi làm Tổng Giám mục Los Angeles.
Chúng ta hãy cảm ơn Thiên Chúa hôm nay cho tình yêu và gương chứng nhân ​​của Đức Thánh Cha Benedict XVI. Chúng ta hãy phó thác ngài cho Đức Thánh Mẫu Maria của chúng ta và cầu nguyện cho ngài sẽ tiếp tục có niềm vui và sự bình an, và được nhiều năm nữa để cầu nguyện và suy niệm.

Giống như lần rồi khi ngài được bầu chọn làm vị kế thừa sứ vụ của Thánh Phê-rô, nay lại lần nữa tôi nghĩ về sự chuyển động của Chúa Thánh Thần trong quyết định của Đức Thánh Cha. Ở độ tuổi mà bao người khác đã “gác kiếm quy sơn”, Benedict XVI đã làm việc không mệt mõi, và dường như có sự khẩn trương trong những việc làm ấy. Khẩn trương để làm gì? Tôi nghĩ, vì Sứ vụ Tái Rao Giảng Tin Mừng (The New Evangelization), để chuẩn bị Giáo Hội cho cơn bão sắp tới, để đối phó với cuộc tấn công của Sa-tăng vào những gì Chúa Kitô yêu mến nhất: hôn nhân và gia đình. Bởi, hôn nhân và gia đình là những dấu chỉ của tình yêu. Mà chính Chúa là Tình Yêu.

Tôi có cảm giác như Giáo Hội đang dàn trận, chuẩn bị tư thế chiến đấu trên mọi bình diện—Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam—và chiến đấu theo gương của vị Giáo Hoàng đích thật của chúng ta, là Chúa Cứu Thế, là cứu cánh duy nhất của người tín hữu.

Thứ Tư tới đây, sẽ bắt đầu 40 ngày tang chay.

Chia Sẻ:

Tình yêu là gì?

Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc, không làm chuyện thối tha, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự lỗi lầm, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, và chịu đựng tất cả. Tình yêu không bao giờ từ bỏ.

Khi tôi còn là trẻ con, tôi ăn nói như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con. Nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con...ngoại trừ một tâm hồn. Bởi, tâm hồn trẻ con không biết đố kỵ, không đa nghi, không vênh vang, không tự đắc, dễ tha thứ tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả, và tin tưởng tất cả.
Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (45) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog