Cánh chung luận

Viết trong giờ nghỉ ăn trưa...
Vừa nghe được bài giảng cũ của Cha Phê-rô Nguyễn Văn Khảm (hiện là giám mục phụ tá, tổng giáo phận Sài Gòn), về Cánh Chung Luận. Trong đó ngài so sánh giữa cánh chung luận của chủ nghĩa cộng sản và của đạo Công Giáo, và gây ức cho không ít người dị ứng với Cộng Sản khi ngài nói rằng Xã Hội Chủ Nghĩa là một triết thuyết rất "hấp dẫn". Quả là đúng, nó không hấp dẫn thì làm sao nó thuyết phục được hàng triệu người trên thế giới. Thậm chí, có thể rất nhiều người còn thấy nó hấp dẫn hơn triết thuyết Công Giáo nữa là khác. Những cám dỗ của Sa-tăng cũng hấp dẫn không kém.

Thuyết cánh chung của Cộng Sản rất giống Thiên Chúa giáo, ngoại trừ một khác biệt chết người: cánh chung của Cộng sản không có Thiên Chúa.

Cha Khảm xâm nhập vào tư tưởng Cộng Sản để dẫn người Cộng sản về với cứu cánh của Chúa Ki-tô. Xin Chúa ban nhiều sức mạnh cho Cha trong sứ mệnh đầy hiểm nguy ấy.
Chia Sẻ:

Túy ngôn về gia đình

Tỉnh giấc, đầu óc quay cuồng. Đúng vậy, hình như là tôi đang quay chứ không phải căn phòng đang quay.
Trưa hôm qua “đại gia đình” xua quân lên/xuống1 nhà Lão Tam2. Hắn mang ra chai XO lâu năm. Cả nhà ngồi nhâm nhi với thịt quay phụ thân tôi mua đem lên, tới chiều thì không còn giọt nào, bèn chuyển sang xơi Heineken.
Ngày hôm kia nhà tôi nướng con gà lôi, mời phụ thân tôi xuống. Ông mang theo chai rượu chát của Ý. Hai cha con ngồi nốc gần nửa chai (phần nhiều là lọt vào dạ dày tôi, Ba tôi chỉ uống hơn 1 ly).
Sẵn đang nhiễm … rượu, lạm ngôn vài lời về đề tài “gia đình” nhân dịp mừng Giáng Sinh. Vài ngày nữa, Thánh Gia (The Holy Family), dưới sự dìu dắt của Thánh Cả Giu-se (bổn mạng của tôi), sẽ phải lẫn trốn sang Ai Cập để tránh cuộc càn quét điên rồ của Hê-rô-đê Vĩ Đại.
Gia đình là một dấu chỉ cho sự hiệp nhất của Tình Yêu. Thiên Chúa Ba Ngôi (Ngôi Cha, Ngôi Con, và Ngôi Thánh Thần) là một sự kết hợp hoàn mỹ của tình yêu.
Bởi là dấu chỉ của Thiên Chúa, cho nên gia đình là mục tiêu đánh phá mãnh liệt nhất của Sa-tăng. Và khi tồn tại trong đơn vị hiệp nhất ấy, từng được chúc phúc bởi Thiên Chúa qua bí tích Hôn Phối, Sa-tăng sẽ không bao giờ đánh phá nổi gia đình ấy. Chỉ khi nào đơn vị hiệp nhất ấy bị phân ly (chiến thuật “Phân chia và thống trị” của Sa-tăng), thì gia đình gặp nguy cơ sa ngã.
Cũng như một con chiên Thiên Chúa. Khi còn trong đàn chiên, là Giáo Hội được thành lập bởi Ngôi Con, thì con chiên ấy được che chở. Nhưng khi đã tách rời ra khỏi đàn chiên bởi sự vướng vấp nào đó, xác suất dễ lầm đường lạc lối chợt tăng lên thấy rõ, và chung quanh, bầy thú dữ thật nhiều.
Bởi thế cho nên con chiên này vẫn cố bám víu vào vạt áo của Giáo Hội Mẹ. Mặc dầu luôn bị Mẹ khiễn trách nhiều lắm lắm, nhưng vẫn luôn vững tin rằng, Mẹ là người tốt nhất để truyền dạy chân lý mà Anh Cả đã để lại. Bởi tôi cảm nhận, Mẹ sở hữu được Thần Trí của Anh Cả.
Bởi Anh Cả đã có lần nguyện: “Xin cho họ nên như một, cũng như Con và Cha là Một.”
Bởi, bởi, và bởi …
----
1Theo địa lý thì Guelph nằm dưới (phía Nam của Toronto), nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích dùng động từ “đi lên”.

2
Chợt nhớ, Lão Đại chính là Chúa Giêsu. Nên từ nay tự chỉnh, không ngông cuồng nhận mình là “đại ca”, mà chỉ là “nhị ca”. Âu cũng là lẽ người Việt Nam khiêm tốn không có “anh cả” như người Tầu, mà chỉ có “anh hai”.
Chia Sẻ:

Thiên Chúa giáng trần, khó khăn, thấp hèn

Chúa đã trở lại.

Xin cho được như vậy trong lòng mỗi người chúng con.

Amen!

Chia Sẻ:

Bé Ty

Thứ Sáu mấy tuần trước, tôi đãi tam muội một chầu bớp-phê tại Mandarin Brampton. Nhà tôi khéo ăn nói; lẽ ra phải hẹn trước hai ngày, nhưng bọn tôi đến đột xuất mà vẫn có chỗ ngồi.

Hôm qua, nó “trả lễ” bằng một chầu tại Congee Wong, Promenade Mall.

Vậy là trong tháng này đã có được 2 dịp để ẵm bé Ty.

Chia Sẻ:

Tĩnh tâm Mùa Vọng

Trong một bài ngắn gọn, bác Seth Godin, cao thủ ngành tiếp thị, viết:

Có một lối tạo chú ý mà ta thường thấy trên mạng: tự ném mình vào chân chiếc xe buýt để thu hút người xem…Làm đủ độ hay, rồi thì bạn sẽ được sự chú ý. Nhưng bạn sẽ vẫn là người nằm dưới chiếc xe buýt.

Cái cám dỗ của sự khiêm hạ là khi tôi hạ mình để mong được nâng lên, hơn là để sống thật lòng với thân phận thấp hèn tôi vốn là.

Phúc cho ai nghèo khó bằng lòng…

Chia Sẻ:

công giáo v. tân vô thần giáo

Vừa nghe xong đoạn podcast hỏi/đáp của tiến sĩ thần học Edward Feser, tựa đề Deconstructing Atheism (Tháo Gở Thuyết Vô Thần), thuộc chương trình Catholic Answers Live. Tôi đặc biệt thích đoạn trao đổi với Sean Faircloth, đại diện của bác Richard Dawkins tại Hoa Kỳ. Bác Feser có viết về cuộc “chạm mặt” này tại đây.

Xem chừng trong vài năm gần đây, Giáo Hội đã bắt đầu “phản công” trực tiếp đối với giáo thuyết “Tân Vô Thần” (New Atheism).

Sự chuyển động của Chúa Thánh Thần.

Chia Sẻ:

Lâu rồi mình lại khó ngủ

Tối nay lên giường sớm hồi 10h30, nhưng giờ này hơn nửa đêm vẫn chưa ngủ được.

Hồi sáng 9h00 gọi điện chúc mừng sinh nhật phụ thân, rủ ông ra ngoài ăn sáng thì ông bảo còn đang …ngủ. :-)

Mấy hôm trước đọc mục Giải Đáp Tâm Tình trên tờ Thời Báo, thấy có câu hay: “chúng ta thường đau khổ vì nghĩ ngợi nhiều hơn và trầm trọng [hóa vấn đề] hơn chính thực tế.

Thôi không “nghĩ ngợi” nữa. Đi hâm ly sữa nóng uống rồi trở lại dỗ giấc ngủ thôi! Sáng mai lại là một ngày mới, hãy còn nhiều chuyện để lo toan.

Chia Sẻ:

Dịch theo ý hay dịch theo nghĩa

Mấy tuần nay tôi dự Thánh Lễ Chúa Nhật bằng tiếng Anh vào 9h00 sáng, thay vì dự Lễ tiếng Việt buổi chiều. Hôm nay là ngày đầu tiên, sau một năm chuẩn bị, Giáo Hội áp dụng bản dịch Anh Ngữ mới trong Thánh Lễ.
Tuần rồi Cha Robert Barron của mạng wordonfire.org đã điểm qua vài nét khác biệt đáng ngạc nhiên và thú vị. Thật khó có thể nhận ra rằng hai bản dịch vốn có cùng một bản gốc (La-tinh), phần nào nói lên tầm quan trọng của lối dịch theo (sát) nghĩa (formal equivalence) so với dịch theo ý (dynamic equivalence).

Thử “dịch” vài đoạn sang tiếng Việt …
Cộng đoàn (Kinh Thú Nhận):…Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi đáng ghê tởm tại tôi.

Chủ tế: Chúa ở cùng anh chị em.
Giáo dân: Và ở cùng “thần trí” cha. (Gal 6,17)

GD: Lạy Chúa, con chẳng đáng được Chúa ngự vào nhà con, nhưng xin Chúa chỉ phán một lời, thì linh hồn con sẽ được lành. (câu này giống y bản dịch tiếng Việt)

CT: [Lễ xong,] anh chị em hãy đi và loan truyền Tin Mừng của Thiên Chúa.
GD: Tạ ơn Chúa.
---
Sưu tầm thêm:
* http://archtoronto.org/romanmissal/index.htm
* http://archtoronto.org/romanmissal/pdf/The%20Order%20of%20Mass.pdf
* http://www.romanmissalchanges.com/
Chia Sẻ:

Đa tình hiệp (vô tình kiếm)?

“Đa tình” là hai chữ rất xa lạ đối với tôi. Thế cho nên khi tỉnh giấc sau cơn mơ đêm hôm qua, tôi phải cười khì.

Cô bạn học trung học, khi biết tôi đã có vợ, đã lâm bệnh nằm giường mấy ngày. Tôi hay tin, bèn đến nhà nàng để thăm hỏi. Đang ôm người đẹp trong lòng để ủi an, thì chợt có tiếng gọi “Ba!” vọng lên từ hành lang.

Đã gần 12 năm mất liên lạc. Nay tự dưng lại gặp trong giấc mơ.

Tôi quen CP từ hồi học môn Sử lớp 10. Cô nàng ngồi kế bên chỗ tôi, nên hay xin chép bài nhờ. Khoảng một năm sau, nàng chuyển sang trường khác, nhưng hay gọi điện tới tìm ngố tôi để chuyện trò. Cô kể cho tôi nghe về một anh chàng mà cô đang đeo đuổi nơi trường mới.

Thế rồi tôi đi học trên Waterloo. Khi xong học kỳ, về Toronto đi làm CO-OP thì cô nàng tìm tôi để trò chuyện. Tâm sự qua điện thoại chứ không gặp mặt, cô kể cho tôi về chuyện học hành, về dự định sang Mỹ để theo học ngành Y Dược.

Tôi ra trường, về Toronto làm việc. Cô còn học ở Boston. Thỉnh thoảng vẫn liên lạc qua email. Tôi kể cho cô nghe về những khó khăn trong bước đầu. Cô kể cho tôi nghe về những anh chàng được lọt vào “mắt xanh” của cô tại  Boston.

Xem chừng bạn tôi hay để mắt đến nhiều chàng, và cũng được nhiều chàng để ý đến. Không biết trong số này, có chàng nào đã mang lại hạnh phúc cho bạn tôi hay chưa.

Hồi năm 2000, khi biết tôi có bạn gái, CP gửi tặng tôi chiếc áo sơ mi. Đây là lần liên lạc cuối cùng:

From: me
To: CP
Sent: 2/2/00 10:31 AM
Subject: Hi Thanks! :-)

Hi, How have you been?  I got your package.  Didn't have a chance to
open it yet because I got home very late last night.  Clothes, huh?  I
wonder if they're the right size.  So what does this mean?  :-)  Anyway,
thanks very much.  Very thoughtful of you.  You didn't have to mail it
though.  You could have waited until the next time you're back in
Toronto.
So how are things with you these days?  What have you been up to lately?
Still studying and working crazy?  Well, like you once told me, now I'm
telling you:  don't do anything I wouldn't do, OK? :-)  Anyway, your
spring break is coming up so you should be able to get some rest then.
Any plans?
Btw, did you ever see that doctor again after that day?  You know, the
guy you told me you met in the hospital. :-)
OK, got to go to work. I haven't done anything useful yet so far this
morning so I'd better get to it.
TTYL!

    From: CP
   To: me
   Sent: 2/3/00 10:54 AM
   Subject: RE: Hi, you are not welcome!

So, does it fit?  I hope you have time to try it by now.  hope you'll like
it.  why do you always have to ask "what does this and that means?"
Sometimes people just don't do things because there is a meaning!  haven't
you seen enough of that from me?  :D  I always do things on impulse.  is
that a good enough answer?  Well, about that doc, I saw him the next day
and we didn't really have time to chat.  i saw him a few more times after that
but we were both kind  of busy so we didn't have a chance to.  But one day
maybe.  However, I have met another one also working with the first one
that i told you about and he asked me out but I didn't want to.  don't like the
way he carries himself.  the first one is more honest and more sincere i
guess compared to this one so i will let this pass by.  Mean while, the
one at school, he has been showing lots of interests on me.  I don't know why.
I am trying to act like I am dumb and deaf and blind so I can avoid any
problems that would come my way.  Ok, enough of this.  Got to go.  i am at
work right now. so I have to go back to what ever I am doing.

Hope you like it.
take care.

Chia Sẻ:

Thương người, thương sao cho vừa?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, nghe Chúa kể về dụ ngôn mười cô trinh nữ. Năm cô dại, cầm đèn dầu đi đón chú rể mà không đem theo dầu, vào phút chót, phải nài xin năm cô khôn, và bị từ chối: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn."

Bài dụ ngôn này nói về sự trông cậy vào ngày trở lại của Chúa Cứu Thế. Nhưng tôi thấy nó áp dụng ngay trong cách cư xử hằng ngày.  Đôi khi trong đời, nếu bản thân không đủ khả năng mà liều mạng cứu người thì có thể cả hai cùng toi mạng. Người buông tay từ đó không khỏi rơi vào mặc cảm ích kỷ vì đã bỏ rơi bạn đồng hành. Dẫn đến câu hỏi: Thương người, thương sao cho vừa?

Tuần vừa qua tôi hơi vất vả vì  sáng làm kiếm cơm, tối làm … “từ thiện”. Tuần trước đó, do cố gắng quá sức nên đã vướng bệnh. May ra, sáng Thứ Hai đã còn đủ sức để lao đầu vào công việc mới.

Có câu dạy rằng “không tình thương nào cao cả bằng khi một người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu mình”, vì qua sự hy sinh kia, cả hai được cứu mạng. Mặt khác, ở một thời điểm nào đó, người ta phải nhận thấy rằng, nếu tận tâm thương một người mà lại gián tiếp hại một người khác, thì tình thương đó sẽ bớt đi vẻ đẹp của nó. Cân xứng mức độ giữa thương và hại, là một trong những bài toán lý thú của đời người.

Chia Sẻ:

Viết cho ngày Chúa Nhật Truyền Giáo

Mấy tuần trước, em tôi lại thốt lời mai mỉa, khiến tôi thầm giận nó.

Hôm qua, nghe mẫu thân tôi bảo, hôm nay nó xuống câu lại dây điện cho tiệm của bà. Tôi định sẽ không gặp mặt.

Trưa nay đi dự Thánh Lễ, nghe Thầy tôi nhắc nhở: “Hãy yêu thương tha nhân như yêu chính bản thân mình”.  Làm tôi liên tưởng đến lời răn dạy khác:
..
Tha kẻ khi dể ta.
Nhịn kẻ mất lòng ta.

[nguồn: corporal & spiritual works of mercy]
Lễ xong. Đi chợ.  Gọi điện hỏi mẫu thân có nấu gì ăn tối không. Bà bảo do bận bán nên không nấu. Ghé Phở Mì Asia mua phần canh chua cá kho tộ, đem xuống tiệm. Không nói gì nhiều. Chỉ phụ nó câu vài sợi dây điện rồi thì bày ra ăn tối.  Xong thì ai về nhà nấy.

Em tôi từ lâu đã quen ăn nói thiếu cân nhắc. Tin rằng đây sẽ không phải là lần chót. Chúa tiếp tục dạy tôi: Hãy thương yêu kẻ làm mất lòng mình. May phước cho tôi, kẻ mích lòng tôi chính là người thân của tôi. Nếu phải thương yêu một kẻ xa lạ khi họ xúc phạm đến mình, thì chắc sẽ khó hơn bội phần.
Chia Sẻ:

Libya

Theo dõi những diễn biến lịch sử xãy ra ngày hôm nay trên đất nước Libya, tôi thoáng liên tưởng đến hai chữ “nhân phẩm” khi được xem kết cuộc man rợ của một đời người.

Đọc phản ứng của các chính khách, thấy Tổng Thống Obama của Hoa Kỳ có nhắc đến hai chữ “khoan dung”.

Hôm nay, dân Libya có cơ hội lấy tình thương để xóa bỏ hận thù. Nếu bước đi đầu tiên là dấu hiệu định hướng cho một hành trình, thì dấu hiệu ấy không mấy gì khả quan.

Thiên hạ thái bình được bao lâu cho người dân Libya? Rồi thì thời gian sẽ trả lời.
Chia Sẻ:

Khốn khó

Vừa kết thúc một cuộc điện đàm khó khăn nhất trong gần 15 năm hành nghề, mà không gây sứt mẻ tình đồng nghiệp cho lắm. Tạ ơn Thánh Thần.

Chia Sẻ:

Cuối tuần Lễ Tạ Ơn 2011

Trưa Chúa Nhật, tôi lại đột xuất tọt lên phía bắc Ontario để thư giản. May thay, tậu được một chỗ của Pow-Wow Point Lodge ở Huntsville ($167/đêm) để đi chèo xuồng, ngắm mặt trời lặn, và đánh tennis.

Rút kinh nghiệm: lần sau chọn căn hộ nào gần văn phòng của họ nhất để có sóng WiFi.

Trưa Thứ Hai, tọt lên Algonquin Park để ngắm lá mùa thu …

và chạy bộ quanh Peck Lake:

Đường mòn quanh ao này dài 2.3km. Tôi chạy một vòng mất 30 phút (từ khoảng 15h05 tới 15h35 giờ địa phương), về tới nơi thở hổn hển, mồ hôi nhễ nhại, tưởng mình tài giỏi. Không ngờ, bà nhà tôi sau đó đánh một vòng chỉ trong 20 phút, về tới nơi mặt mài phơi phới như không có gì.

Đi tản bộ dưới rừng cây xanh, hứng gió mát, hít thở không khí trong lành, phẳng lặng, tập cho tôi biết hòa mình theo thiên nhiên (thay vì cưỡng lại thiên nhiên), để nhớ lại vì đâu mà tôi sống, nhờ đâu mà tôi sống, và sống để làm gì. Đó cũng là một trong những lý do tại sao tôi hay trốn lên miền bắc này, là nơi có rất nhiều cây xanh, gió mát.
Chia Sẻ:

Thờ phượng

Sáng nay, thấy Nhị Đệ tôi email:
Ba,
Chủ Nhật này con lên phụ T sửa tiệm của Mẹ vài ngày.  Sau đó con sẽ thỉnh bàn thờ Ông Bà Ngoại về thờ.  Nếu Ba cho phép, con có thể thỉnh bàn thờ Ông Bà Nội luôn.
A. Hải,
Nếu có rảnh, em nhờ anh dọn dùm nhà xe của anh để tiện cho việc dọn bàn thờ Ông Bà Ngoại ra. Cám ơn trước!
Và thằng khó tính tên “tôi” đã hồi âm:

Lần sau mầy lựa lời cho khéo, kẻo có thêm người nghĩ rằng anh mầy là thằng khốn nạn khi đuổi Ông Bà ra "chuồng ngựa (sắt)" ở. Di ảnh của Bà Ngoại, Mẹ đã đem vào nhà cất kỹ chứ không để ngoài chuồng ngựa.
Nhưng, tao nhân email này của mầy, làm cơ hội để "truyền bá đức tin". :-)
Tao không bao giờ có ý không "thờ cúng ông bà". Trước kia tao cũng đã có đặt hình Bà Nội dưới bàn thờ Chúa. Chữ "thờ" trong cụm từ "thờ cúng ông bà" tao dùng trong ý nghĩa lỏng lẻo, bởi đúng ra, đấng xứng đáng được tôn thờ trên hết phải là Ông Trời, đã "sanh" ra vũ trụ, tổ tiên, và ông bà của chúng ta. Cho nên, khi quỳ xuống lạy ông bà nội/ngoại mà trước hết không quì lạy Trời, không quỳ lạy tổ tiên, thì là một việc làm khinh Thiên, có hại cho vong linh của ông bà hơn là có lợi.
Đối với bàn thờ Ông Bà Ngoại, trên bàn thờ đó trước kia Mẹ không những chưng hình Bà Ngoại, mà còn đặt tượng Phật. Điều này làm tao khó xử. Nhà của con Chúa mà đặt tượng Phật thì sẽ dễ làm hư hỏng những ai yếu đức tin. :-)  Cho nên, nếu mầy "thỉnh" Ông Bà Ngoại về trễn, và "thỉnh luôn tượng Phật về để "thờ" thì cũng hợp tình, hợp lý thôi.
Nói thêm về việc thờ cúng ông bà. Mục đích xác thực của việc làm này phải là sự tưởng nhớ. Mà việc tưởng nhớ tốt nhất là lấy cuộc đời của họ làm bài học cho đời mình. Cho dù cuộc đời họ có một vài điểm "xấu", những cái "xấu" đó cũng có thể dạy đời cho chúng ta. Cho nên, đừng chỉ đốt nhang, dâng đồ cúng khơi khơi mỗi năm một lần theo kiểu hình thức, mà là thỉnh thoảng mỗi tối, khi mọi người đã ngủ yên, hãy khoanh tay đứng trước bàn thờ, đọc vài lời kinh và suy ngẫm về cuộc đời của họ. Biết đâu sự chiêm niệm đó sẽ giúp ích cho tư tưởng và hành động trong đời mình.
Chủ Nhật này tao đi xa, chiều Thứ Hai mới về. Tao sẽ dọn nhà xe trước khi đi, để khi mầy tới tiện bề di dời bàn thờ.
Chiều nay đọc thư hồi âm, nhận thấy rằng, em tôi nó còn khó tính hơn tôi:
Thật là bị “bắt bẻ”!  Em đã nói là bàn thờ (bàn để thờ?) chứ có đá đụng tới hình ảnh gì đâu mà anh lại “nhạy cảm” quá.
Tụi này có thể không đắc đạo bằng anh - mỗi đêm cầu nguyện nhưng cũng biết là bên Đạo Phật cũng có “tôn” đấng tạo hóa hay ông trời, thí dụ mỗi khi cầu nguyện là “Cầu Trời Phật phù hộ độ trì...”.
Còn nếu nói về tập quán VN thì chắc anh quên, bên VN mỗi nhà, sau có thờ Ông Táo, trong thờ tổ tiên ông bà và phía trước là bàn Thiên – là bàn thờ Ông Trời phải không?
Anh có quan niệm riêng của anh và “truyên bá” những gì anh học được từ kinh thánh thì là chuyện của anh.  Em xin miễn bàn. J
Xem ra, nó nêu lên vài điểm cũng có lý. Coi bộ mình nên quay trở lại trạng thái “tịnh khẩu” (còn được biết qua danh từ kỹ thuật là “shut the f* up”) thì tốt hơn. :-)
Chia Sẻ:

Thực thi quyền dân chủ

Tối nay đi bỏ phiếu cho đợt bầu cử tỉnh bang Ontario. Giờ này thì các trạm bỏ phiếu đã đóng cửa và kết quả sơ kết trông có vẻ như bác tỉnh trưởng sẽ được tái đắc cử. Nhớ lúc trước bầu liên bang, tôi bỏ phiếu cho đảng Bảo Thủ. Nay bầu cử tỉnh bang thì tôi bầu cho đảng Tự Do. Lý do đơn giản là: ở cấp liên bang, tôi thấy bác Harper làm được; và ở Ontario, tôi thấy bác McGuinty làm được. Có thể đây là một điểm hay của nền dân chủ đa nguyên.

Chia Sẻ:

Thử giao diện ‘Dynamic Views’

Vừa bắt được tin, nên tôi bỏ vài phút để nghịch với chức năng ‘Dynamic Views’ của Blogger. Kẹt ở chỗ không cài thêm được widget “Phản hồi mới nhất”. Thử để vài ngày xem có quen không, nhưng chắc sẽ trở lại đường cũ trong nay mai.

Chia Sẻ:

Dịp giỗ và dịp rửa tội, ngẫm vội về cái tội và sự chết

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hay là sự liên kết thiêng liêng cho thế hệ sau? Hôm qua là dịp giỗ thứ 31 của Ông Nội tôi (ông qua đời năm 1980; Ngũ Cô tôi xác định hồi sáng nay là 28 tháng 8 AL), và đồng thời cũng là dịp đứa cháu gái của tôi được Rửa Tội.

Ôi, sanh tử – tử sanh, cái vòng lẫn quẫn của trần đời. Giợi nhớ lại bài giảng hôm nào của Cha Robert Barron, của Cha Thomas Rosica, và của Đức Thánh Cha Beneđictô XVI, về phép lạ La-gia-rô.

Lại nhớ lời của cố Tổng Giám Mục Fulton Sheen:
  • "Nếu chúng ta không hề mắc tội, thì chúng ta đã chẳng bao giờ được cơ hội gọi Đức Giêsu* là Đấng Cứu Chuộc của chúng ta"; Và,
  • "Cái chết là một điều ghê gớm chỉ khi nào ta chết khi ta chết; nhưng nó là một điều tuyệt vời cho những ai chết trước khi họ chết."
Cái giá của tội lỗi là sự chết, và qua những lỗi lầm nhỏ nhoi, mỗi ngày tôi chết đi một ít. Sự phủ nhận lỗi lầm sẽ khiến mọi mưu toan của tôi, cho một cuộc sống tốt đẹp hơn, trở nên vô hiệu quả.

---
*Ghi chú: Giêsu có nghĩa là "Thiên Chúa Cứu Độ" (Chúa Cứu Thế).
Chia Sẻ:

Thế nào là yêu?

Đọc bài “Nghiện yêu” bên blog Tâm Ngã mà sửng sốt với thông tin - “yêu” có thể là một chứng bệnh:

Đèn sáng lên rồi song em không muốn về nhà/ Tâm trí em chẳng còn thuộc về em nữa/ Tâm hồn nôn nao, thân xác rẩy run/ Chực khát khao thêm một nụ hôn khác mong chờ

Có lẽ nguồn gốc của cụm từ “yêu tinh” là đây. :-)

Nghe Giờ Kinh Phụng Vụ xế trưa hôm nay, dịp giỗ của hai thánh tử đạo Cyprian và Cornelius, thấy có bài đọc từ Tông Thư Thứ Nhất của Thánh Gioan (1John 3:16):

chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã hy sinh mạng sống của Ngài vì chúng ta. Như vậy, chúng ta cũng phải hy sinh mạng sống mình vì anh em mình.

Hai tuần trước, nghe Chúa phán rằng, “Ai muốn theo Thầy thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24).

Nếu “Chúa là tình yêu” (1John 4:16), thì Ngài hy sinh mạng sống để noi gương cho tôi biết thế nào là “yêu”. 

Yêu không phải để đoạt lấy mà là để hiến dâng. A-dong và E-và đã toan đoạt lấy và họ đã bị hư mất. Cái nghịch lý của lối yêu hiến dâng này là: qua sự hiến dâng chính mình, tôi nhận được sự thỏa mãn cho niềm khao khát sâu xa của bản thân.

Vậy tóm lại, “yêu” là mong muốn mọi sự tốt lành cho người mình yêu, thậm chí đến mức độ chấp nhận lấy cái chết để cho người mình yêu được sống. Nói thế để tự hiểu rằng: tôi còn phải cố gắng nhiều, và cần được dạy bảo nhiều, để biết yêu giống như Thầy tôi đã yêu.

Chia Sẻ:

Phép xã giao

“Hòa thượng” Thích Học Toán tái xuất giang hồ. Đọc bài mở đầu của bác ta, tôi gặp trở ngại bởi đoạn này:

…có một số bạn đọc nhầm lẫn giữa nhận xét và tranh cãi, còn chủ blog thì không thích tranh cãi. Người khôn chỉ cần nói với nhau một lời là hiểu.

Đọc lần đầu, tôi tưởng bác Châu chê độc giả ngu. Đọc lại lần hai, chợt nghĩ có lẽ bác ấy muốn nói rằng: bác ta không ngu, đừng lập đi lập lại nhiều lần.

Đấy cũng là lời nhắc nhở rất hay về phép xã giao trong thế giới ảo (và cả trong thế giới thật): nói rõ, nói gọn, và chỉ nói một lần; đừng lập đi lập lại một ý nghĩ.

Khổ nỗi, tôi không phải là người khôn, cảm thấy lần đầu mình nói chưa rõ lắm, sợ người nghe hiểu lầm, nên đối lúc cũng phải lập đi lập lại nhiều lần, gây hậu quả phản cảm bởi người nghe.
Smile

Chia Sẻ:

Thần dược?

Đêm qua nằm chiêm bao. Trước cửa nhà nguyện của năm xưa bên Nhật Bản, gặp một vị linh mục người Việt mà tôi chưa hề quen. Lần đầu tiên gặp mặt, chưa nói gì mà ông đã chìa tay đưa cho tôi 2 viên thuốc, một viên to và một viên nhỏ, với câu nói: tôi cũng có cho cặp vợ chồng kia trong xóm anh loại thuốc này…và họ đã công nhận rất hiệu nghiệm. Tôi đón nhận trong do dự, và, sau khi vị linh mục ấy đã rút lui, soi mói xem hai viên thuốc ấy là thuốc gì. Hóa ra đó là hai viên Vài-á-gờ-ra. Chúa ơi!

Cơn phẫn nộ của kẻ ngụy quân tử liền nổi lên, tôi mắng thầm: cha dịch này bậy bạ, xúi giục con chiên sa đọa. Định quay lại trả lại hai viên thuốc kia, nhưng vị linh mục kia đã đi đâu mất.

Sáng nay ngẫm lại, có thể hai viên thuốc ấy là hai quyển sách này: 1, 2. Hai quyển sách đó tôi chưa dám đọc hết. Nhưng mấy tuần qua tôi nghe Lm. John Riccardo của giáo xứ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành (Our Lady of Good Counsel) ở Plymouth, Michigan, giảng về Thần Học Thân Xác, cảm thấy Giáo Hội Công Giáo vốn đang sở hữu một viên thần dược, phi thường hơn viên thuốc phàm tục kia gấp bội.

Chia Sẻ:

Ơn gọi của người môn đệ

Ngày hôm Thứ Sáu vừa qua, tôi làm việc tại nhà. Gần trưa, giữa tiếng gầm rú của những con chim sắt đang thao dợt cho đợt biểu diễn phi cơ cuối tuần này dưới bờ hồ Ontario, thì có 2 người đẹp, nói tiếng Anh với giọng Trung Quốc, tuổi độ 20-25, đến gõ cửa nhà tôi, tự xưng là “học sinh thần học” của nhà thờ “church of God” gần đây, đến để … truyền đạo. Khi tôi bảo tôi là người Công Giáo, họ liền buộc tôi là tà giáo. Trao đổi chưa đầy 5 phút thì họ cáo lui trong vội vã, diện cớ là “nếu anh tin như vậy thì chúng tôi không còn gì để nói”. 

Nhìn họ bước đi mà lòng tôi buồn ghê. Họ còn quá trẻ nên không thể trách họ có thái độ buông xuôi quá dễ dàng ấy.

Còn tôi thì sao? 

Bởi, đằng sau cái vẻ tôn trọng của câu nói kia là một sự phản ngược với sứ mệnh của một người môn đệ Chúa Kitô. Chúng ta có trách nhiệm nhắc nhở người anh em sai lầm trong chúng ta, với tình yêu mến. Chúa nói với tiên tri Ezekiel:

Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: "Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết", mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, nhưng Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó.
(Ezekiel 33:8).

Mấy tháng nay, tôi đang bị bế tắc trong việc “góp ý” với người trong gia đình. Nhìn cách làm việc của họ, tôi thấy được kết cuộc: họ đang tự tay làm hại đến dịp may của chính mình. Nhưng, có lẽ lời nói của tôi nghe rất chói tai. Hay có lẽ, tôi chưa nói với đủ tinh thần của Thầy tôi—tôi chưa nói trong đức mến. Cho nên, mấy tháng nay tôi buông xuôi, câm như hến, chẳng buồn “góp ý” nữa. Hôm nay, Thầy tôi nhắc tôi: “Hãy đem theo một hay hai người, để từ miệng của hai ba người, mọi lời nói thốt ra đều được đứng vững [trong lý lẽ].”

Chia Sẻ:

Bồn nước toilet bị rò rỉ

Mấy tuần trước, hai cái bồn cầu toilet trong nhà tôi (không phải là cái vừa mới thay hồi năm ngoái) đột nhiên sanh chứng này: nghe tiếng nước nhỏ giọt, cách khoảng vài giây, phát ra từ bồn nước, nhưng không có dấu hiệu nước đổ ra ngoài sàn nhà. Dường như nước rỉ thẳng vào bồn cầu.

“Sưu tầm” trên mạng và “tham vấn” với nhân viên ở HomeDepot thì họ nói do cái chân vịt (flapper) quá cũ, bảo mua cái thằng này về thay: Moen Universal Tank Flapper 3 Way. Tôi mua 1 cái, về thay cho bồn ở lầu 2 trước. Ổn!

Hôm sau bèn chạy ra mua thêm cái nữa, thay cho bồn ở lầu 3 luôn. Không ổn! Vẫn còn nghe tiếng nước nhỏ giọt.

Mở nắp bồn ra xem xét, thấy mực nước hình như hơi cao, gần như muốn tràn vào ống thoát nước (overflow tube), bèn lấy chìa vít siết chặt con vít phao (float adjustment screw), và xả nước thử.  Lần này mực nước chỉ lên đến lằn “water line”. Ổn!

Chia Sẻ:

Ly dị trong xóm đạo

Vừa đọc được bản tin trên CNN.com, tựa đề “What’s fueling Bible Belt divorces” (việc gì đang góp lửa cho việc ly dị nơi xứ Vành Đai Thánh Kinh). Xứ Vành Đai Thánh Kinh là một tục danh dành cho số người tín đồ Tin Lành Kháng Cách (Evangelical Protestants), phần lớn cư ngụ tại miền nam Hoa Kỳ.

Bài viết kia đã nêu lên thống kê năm 2009, nói rằng tỉ số ly dị ở Miền Nam cao hơn ở các miền khác, ám chỉ rằng quan niệm “khắc khe” về quan hệ tình dục của đạo Thiên Chúa đã khiến tín đồ vội kết hôn sớm (để được quan hệ tình dục?), dẫn đến ly dị sớm và ly dị nhiều.

Thật là đúng lúc! Mấy tuần trước, tôi đọc được bài Phúc Âm này:

Tin Mừng Theo Thánh Mat-thêu, chương 19.
Có mấy người Pha-ri-sêu đến gần Đức Giê-su để thử Người. Họ nói: "Thưa Thầy, có được phép rẫy vợ mình vì bất cứ lý do nào không? " Người đáp: "Các ông không đọc thấy điều này sao: "Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hoá đã làm ra con người có nam có nữ", và Người đã phán: "Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt."  Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly." Họ thưa với Người: "Thế sao ông Mô-sê lại truyền dạy cấp giấy ly dị mà rẫy vợ? " Người bảo họ: "Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu. Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác là phạm tội ngoại tình."
Các môn đệ thưa Người: "Nếu làm chồng mà phải như thế đối với vợ, thì thà đừng lấy vợ còn hơn." Nhưng Người nói với các ông: "Không phải ai cũng hiểu được câu nói ấy, nhưng chỉ những ai được Thiên Chúa cho hiểu mới hiểu. Quả vậy, có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu."

“Việc gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly.” Hmm…Tôi nghĩ, nếu tín đồ Thiên Chúa giáo có  ly dị, thì là vì chúng tôi chưa thấu hiểu (hoặc chưa sống trọn) ý nghĩa của Bí Tích Hôn Nhân.

Và, dường như đoán trước được cơn chấn động ấy đến nền tảng gia đình trong thể giới ngày nay, Giáo Hội đã ban cho chúng ta Gioan Phaolô II. Đây là cơ hội để cho tôi tiếp cận thêm với các bài giảng về Thần Học Thân Xác (Theology of the Body) của ngài.

Chia Sẻ:

Đừng hổ thẹn vì Chúa

Mấy ngày nay, thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, tưng bừng với Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới đang diễn ra. Hơn một triệu khách dụ lịch sẽ là một nguồn tài trợ không nhỏ cho nền kinh tế khó khăn của Madrid hiện nay. Theo dõi các sinh hoạt khai mạc trên đài truyền hình Salt+Light khiến từng đốt xương sống trong người tôi run lên. Chắc chắn rằng, Chúa Thánh Thần đang hiện diện với các bạn trẻ nơi phương xa kia.

Đáp chân xuống phi trường Barajas, thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha gởi đến các bạn trẻ là: “Đừng hổ thẹn vì Đức Chúa”. Khó hiểu nhỉ! Tại sao người Công Giáo phải hổ thẹn vì đức tin mình? Phải chăng Ngài muốn nói đến các đợt tấn công của phong trào thế tục hóa (secularization) vào những giá trị tín ngưỡng của người Công Giáo như: không quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, không ngừa thai, không phá thai, không tấn phong linh mục nữ, linh mục không cưới vợ?

Vâng, tất cả các vấn đề kia xem chừng như khó hòa đồng với những quan niệm của thế giới ngày nay. Nó khó hòa đồng bởi vì thế giới ngày nay là thế giới của chú nghĩa khoái lạc. Nó tạo nên một ảo tưởng về sự tự do: việc gì tôi thích thì tôi cứ làm, không ai có thể cấm cản tôi cả. Thư thế, tôi đem cái tôi ra mà tôn thờ thay vào Chúa. Thật ra, bên trong cái ảo ảnh tự do ấy có tiềm ẩn một sự nô lệ: nô lệ cho dục vọng. Tôi không khống chế được dục vọng, mà trái lại còn để chúng chế ngự tôi. Mà dục vọng ghê gớm nhất, đối với tuổi dậy thì, vẫn là dục vọng xác thịt. Và, với nhiều sự cám dỗ của thế tục, người tín đồ trẻ dễ bị lôi cuốn vì chưa thấu hiểu về giáo lý của đạo mình. Cho nên, Đại Hội Giới Trẻ là một cơ hội quí giá để đến gần hơn với Chúa Kitô, với hy vọng hiểu thêm mà noi gương theo Đức Thầy,  bởi “ở đâu có dăm ba người tụ tập nhân danh [Ngài], thì nơi đấy [Ngài] đang hiện diện”, và “họ sẽ được dạy bởi chính Thiên Chúa”.

Tuy thân xác tôi không đến được Madrid, nhưng tâm hồn tôi đang hướng về nơi đó. Xin Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II linh hướng và nâng đỡ cho cuộc lữ hành đầy thử thách của những người trẻ (và những người tuy già nhưng tâm hồn hãy còn non trẻ) trong chúng con. Amen.

Chia Sẻ:

Vật lộn

Kinh Cựu Ước (STK 32:23-30) kể chuyện ông Gia-cốp (tổ tiên của dân tộc Israel) vật lộn suốt đêm với Chúa Cứu Thế.

Mấy tuần nay dường như tôi cũng đang có trải nghiệm tương tự.

Gia-cóp bị thương nơi bắp đùi; tôi hiện đang bị thương nơi lòng bàn chân. :-)

Trận chiến của Jacob đã kết thúc và ông đã vượt qua;  trận chiến của tôi vẫn còn tiếp tục. Tôi cần sự viện trợ. Lại cần phải chạy đến vâng phục và nương tựa nơi vạt áo của Giáo Hội Mẹ thôi.

Chia Sẻ:

Parry Sound, Ontario

Tuần này tôi rút lui lên Parry Sound để nghỉ ngơi, dưỡng sức. Đời sống của thành phố nhỏ này rất bình lặng. Hôm qua đi tham quan 30000 đảo qua cuộc du ngoạn dài 3 tiếng đồng hồ của công ty Island Queen Cruise, thật thư giản. Có một chú chim, cứ bay bay theo đuôi tàu, thấy là lạ.

Hôm nay có thể sẽ lên thăm Công Viên Killbear để tắm hồ.

Chia Sẻ:

Sự ác và tính kiên nhẫn của Thiên Chúa

Mấy ngày gần đây, nghe, thấy nhiều điều đang xảy ra tại Việt Nam quanh các vụ người của chính quyền đánh đập đồng bào đi biểu tình chống Trung Quốc, mà phát chán như con gián. Xem những bức ảnh, những đoạn video, đọc những bài blog của những người trong cuộc, dễ khiến lòng người phẫn nộ đối với những sự bất công vô lý.

Đối diện với những cái mà ta cho là tàn ác, xấu xa, vô đạo đức,  phản ứng tự nhiên là muốn tiêu diệt nó đi. Chính Chúa cũng đã đã từng dạy, “nếu tay trái ngươi làm bậy thì hãy cắt bỏ nó đi” (Mt 5:30). Thế nhưng, Lời Chúa trong bài dụ ngôn về cỏ lùng (Mt 13:24-43) dường như muốn thỏ thẻ: hãy kiên nhẫn bằng tính kiên nhẫn của Thiên Chúa. Bởi, khi Thiên Chúa yêu thương tôi, thì Ngài cũng yêu thương kẻ thù của tôi.

Cha Robert Barron giảng: khi cơn ung thư nó đã quấn chặt vào lá phổi, thì phẩu thuật để tận diệt nó đi có thể tạo nguy hiểm đến sinh mạng của bệnh nhân. Trong những lúc này, dường như việc duy nhất có thể làm là: hành động theo lương tâm, nhưng phó thác mọi sự vào Thiên Chúa, và tin tưởng rằng, Ngài dụng đến sự ác—mặc dù nó nằm ngoài ý muốn của Ngài—để dựng lên gương thánh nhân cho Hội Thánh của Ngài.

Hết phẫn nộ.
Chia Sẻ:

Dự án lót gạch sân đậu xe

Tuần này tôi định nghỉ phép một tuần để lót gạch interlock cho phần sân hình chữ L phía sau nhà (khoảng 60+200 ft2).  Tính tới, tính lui, bị hai thằng em chuyên nghiệp của tôi chúng nó dọa đào đất sẽ rất chăm (bởi chúng nó biết rõ tài sửa nhà của tôi), nên sau hơn một ngày bàn tính, cuối cùng thì quyết định chấp nhận giới hạn của bản thân,  thuê người làm quách cho nó nhanh. Hỏi tam đệ tôi nó làm được không, nó bảo được nhưng phải chờ khoảng 2 tháng nó mới rảnh. Èo!
Cuối tuần rồi tam đệ nó đến đo diện tích và ước lượng khoảng $3000 tiền vật liệu. Nó đề nghị chỉ thuê công thôi, còn vật liệu để nó mua dùm, may ra đỡ tốn kém.
Mở mục quảng cáo của tờ Thời Báo ra để “chiếu cố” tình đồng hương. Bác đầu tiên đã đến nhà đo diện tích xong, cho giá $5,400 toàn phần, $3000 nếu chỉ tính tiền công. Èo!
Sáng Thứ Hai, tam đệ bảo để nó hỏi chắc giá tiền vật liệu xem sao. Trong khi chờ đợi, tôi gọi hỏi thêm vài chỗ. Chiều đến, một người thợ khác, bác Dương, đến đo lường và cho giá $3700, bao hết, bảo đảm 2 năm không lún, làm 3 ngày xong. Thêm vào đó, bác ta đã từng làm cho mấy nhà gần xóm tôi, và dẫn tôi đi xem thử một chỗ. Khá!
Sáng Thứ Ba, ông sếp gọi bảo có việc gấp cần nhờ. Bực mình! Xe cạn xăng, muốn nó đạt 110% năng suất thì không dễ. Chiều hôm Thứ Hai tụi nhị đệ chúng nó kéo lên định phụ giúp, giờ còn đang lưỡng lự, hơn nữa nó lại vừa hết bệnh. Thôi, *éo làm, kéo nhau đi chơi.
Tối Thứ Ba, quyết định để cho bác Dương làm, Thứ Sáu sẽ khởi công.
Sáng nay, tôi đã đi làm trở lại.
Cập nhật 30/07/2011 23h00:
Công ty Strawhat của bác Dương và bác Hòa làm khá nhanh nhẹn, khởi công hôm Thứ Năm và chiều Thứ Sáu đã thấy họ đào đất xong.

Mấy ngày đầu của tuần lễ tiếp theo dành cho việc trải đá và cát. Xong thì tốn một tuần hơn để tưới nước cho cát lắng xuống. Lẽ ra chỉ phải mất 1 tuần, nhưng vì gạch chưa có (Hanson Kensington in Appalatian Brown Blend) cho nên tôi đã dùng thêm thời gian để tưới nước cho cát đằm thêm.
Chiều hôm qua từ Huntsville về tới nhà thì thấy mọi việc đã hoàn tất.
Chia Sẻ:

Mang ơn người đền ơn

Trưa Thứ Bảy vừa rồi, một cô gái, trông có vẻ giống người Hàn Quốc, bước vào quán của mẫu thân tôi và gọi một ly nước chanh dây. Tôi chú ý đến cô ta vì thấy cô kéo theo một va-li hành lý, và tôi đoán rằng chắc cô ta đang chuẩn bị đi xa. Sau đó, tôi đóng vai thằng vô trách nhiệm, bỏ ra ngoài tìm đến ghế dài ở nhà che mát công cộng bên cạnh, tạm đóng vai kẻ vô gia cư và ngã lưng nằm xuống đánh một giấc. Độ hơn hai giờ sau, tỉnh giấc quay lại quán thì thấy cô gái kia vẫn còn ngồi đọc sách ở đấy. Hỏi ra thì biết cô từ Nhật Bản mới bay đến Toronto hồi trưa nay, sang đây học Anh ngữ trong mấy tháng hè theo chương trình Homestay, nhưng đến tận nơi gõ cửa chủ nhà trọ mà không ai trả lời. Cô ta nhờ tôi giúp tìm dùm khách sạn trọ qua đêm, để hôm sau sẽ trở lại tìm chủ nhà tiếp. Tôi hứa giúp cô tìm phòng trọ, và cho cô mượn máy để gửi e-mail. Đi ra xe để lấy máy GPS tìm khách sạn gần đấy, tôi định bụng là mời cô ta tạm trọ ở nhà tôi qua đêm, nhưng để thử gọi hỏi giá phòng trọ cho cô trước xem sao đã. Trong lúc mở máy GPS, tôi bảo cô thử điện cho chủ nhà lần nữa xem sao. May thay, lần này chủ nhà bắt máy, bảo rằng họ đang vắng nhà nhưng 30’ sau sẽ trở về. Thế là giải quyết xong vấn đề.  Xong chuyện, Mihoo—tên của cô gái—mang chai rượu vang trong vali ra biếu tôi. Chai rượu này cô ta mua từ bên Nhật để làm quà gặp mặt với chủ nhà. Tôi từ chối, rằng chuyện chẳng có gì để trả ơn, bảo cô hãy giữ tặng cho chủ nhà. Cô bảo là cô còn chai nữa nhỏ hơn, sẽ dùng nó tặng chủ nhà. Giằng co một hồi, tôi sợ chạm tự ái người thiếu nữ đất Phù Tang, nên tôi đành nhận.

Xóm tôi đang ở, có một cụ đã quá tuổi hưu, sống độc thân trong nhà. Bà vợ ông mới mất vài năm trước. Mùa Tuyết đến, anh hàng xóm cạnh nhà thường cào tuyết cho sân nhà ông. Mùa tuyết vừa rồi, khi thấy hai cha con tôi đang cào tuyết trước nhà, ông gọi sang và nhờ cào dùm luôn cho nhà ông. Khi biết anh hàng xóm kế bên ông đi vắng mấy tuần, tôi hứa sẽ giúp dọn sân và đường đi nhà ông mỗi khi tuyết đỗ. Ông cho tôi tờ $5. Tôi không nhận. Ông bèn mang chai rượu nặng ra, rót cho tôi 3 chung, bảo uống cho ấm người. Xong thì ông lấy cây sô-cô-la, loại quí, to đùng, ra biếu tôi. Tôi đoán cây này trị giá không dưới $10.

Khoảng 30 năm về trước tại quê nhà ở ấp Thanh Nhung II, tôi có quen một chị hàng xóm tên Yến, vợ anh Quân. Tôi không còn nhớ vì cớ nào, nhưng đám trẻ tụi tôi hay đến nhà chị chơi, thường giúp chị làm chút việc lặt vặt. Một hôm, chị mời chúng tôi ở lại ăn cơm (tôm kho làm thịt và nước cơm làm canh). Chắc lũ trẻ biết chị mời cho có lệ, nên một mực từ chối. Riêng tôi, có lẽ do đang đói chăng, nên đã vô tư ngồi xuống cầm chén cơm ăn ngon lành.

Vài điều kết, từ 3 câu chuyện trên:

  • Sau 30 năm, tôi vẫn chưa biết làm thế nào để từ chối khéo mà không mất lòng người.
  • Tôi tưởng tôi làm ơn cho người ta, nhưng hóa ra tôi lại mang ơn họ, bởi sự báo đáp quá đà. Ơn của tôi đối với họ thì họ đã trả xong, nhưng lòng rộng lượng của họ có thể sẽ đọng lại suốt đời tôi.
Chia Sẻ:

Thể kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc?

Tối hôm Thứ Hai vừa rồi, nghe chương trình phát thanh CBC Ideas điểm lược cuộc hội luận về Trung Quốc trên diễn đàn Munk hôm 17 tây tháng 6 vừa qua tại Toronto.  Từ đó tôi tìm ra đoạn video trên livestream.com. Đề tài của cuộc hội luận: Phải chăng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc (“Will the 21st century belong to China?”). Tham gia cuộc hội luận có 4 nhân vật, đều đàm luận rất vui nhộn, đặc biệt là bác Niall Ferguson—có chút trào phúng trong lối nói chuyện.  Nhưng tôi chú ý đến phần trình bày của bác David Daokui Li, kinh tế gia và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu về Trung Quốc Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu , thuộc Đại Học Tsinghua (Bắc Kinh). Bác Li còn là thành viên trong Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ Quốc Gia, một cơ quan cố vấn cho Ngân Hàng Trung ương Trung Quốc. Tóm tắc vài ý chính của bác Li:
  1. Mức tăng trưởng của TQ trong 30 năm vừa qua là rất đáng kể. Nhưng con đường chính sách nhà nước TQ—cải cách và mở cửa—chỉ thực thi được phân nửa. TQ hãy còn rất nhiều tiềm lực để bước đi quảng đường còn lại.
  2. “Thống trị thế giới không phải là mục tiêu của TQ. Tư tưởng Khổng giáo không cho phép chúng tôi làm vậy. Chúng tôi đơn giản chỉ muốn phục hồi một quốc gia vĩ đại như thời của vị Hoàng Đế đầu tiên của Trung Hoa.”
  3. Khi được đề cập (49:00:00) về các sự kiện căng thẳng trong năm qua về tranh chấp Biển Đông với Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam, và Phi Luật Tân, bác Li phát biểu: Thử xét 4 phe tranh chấp trong các sự kiện của năm vừa rồi, phe gây hấn trước tiên không phải là TQ.
  4. Hãy nhẫn nại đối với những biến chuyển của TQ. Khi chúng ta chống đối hoặc lo lắng về sự vương lên của TQ, chúng ta tự tạo nên khó khăn cho thế giới, khiêu khích các quyền lực tiêu cực và đa nghi bên trong TQ. Thế kỷ 21 sẽ thuộc về TQ, cũng như  nó sẽ thuộc về bất kỳ ai chịu xuôi theo dòng nước. Chúng ta sẽ cùng nhau thống trị thế kỷ này.
Cảm tưởng sau khi theo dõi cuộc đàm luận:
  • Khi người Trung Quốc nói rằng họ muốn khôi phục lại sự vinh quang của Tần Thủy Hoàng, cả thế giới cần nên e ngại.
  • Mộng làm bá chủ thế giới của TQ, nếu có, sẽ bị cản trở bởi lòng kiêu căng của chính họ.
Chia Sẻ:

Bí Tích Thánh Thể: Thức ăn của thần linh

Suy ngẫm cho thánh lễ Mình và Máu Chúa Kitô (Corpus Christi) vừa qua…
“51Ta là bánh hằng sống từ Trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh thầy sẽ ban tặng, chính là thịt ta đây, để cho thế gian được sống… 52 Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: "Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được? " 53 Đức Giê-su nói với họ: "Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. 54 Ai ăn thịt và uống máu ta, thì được sống muôn đời, và ta sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, 55vì thịt ta thật là của ăn, và máu ta thật là của uống. 56 Ai ăn thịt và uống máu ta, thì ở lại trong ta, và thầy ở lại trong người ấy.”   (jn 6:51-56)

26 Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." 27 Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, 28 vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội. (Mt 26:26-28)
“Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Một câu hỏi còn vang động cho đến hôm nay đối với nhiều người. Khó có thể chấp nhận được rằng sau vài câu “hocus pocus” của vị linh mục chủ tế thì miếng bánh tráng đơn sơ và chén rượu nho nồng, được pha lẫn chút nước, đột nhiên biến thành mình và máu của một người. Huống hồ chi lại bảo người ta hãy ăn thịt và uống máu ấy đi.  Vậy thì cơn cớ nào khiến tôi tin cậy ở một điều mà bình thường dễ bị chế ngạo là mê tín dị đoan. Thử điểm qua vài lý do sau:
  1. Tôi tin Đức Giêsu Kitô là đường để nên thánh, là nguồn của mọi sự thật, và là sự sống bất diệt. Vì thế, tôi phải tin rằng khi Ngài chỉ miếng bánh và nói rằng “này là mình Thầy”, thì đó thật là Mình Thánh Chúa tôi, bởi Sự Thật không thể nói ngoa.
  2. Có những sự việc được biến thành hiện thực chỉ qua lời nói, bởi thẩm quyền của người nói lên nó. Ví dụ, chủ tọa trong phiên họp đứng lên phát biểu, “tôi tuyên bố phiên họp này chấm dứt”, thì phiên họp chấm dứt. Vậy thì khi vị Chúa Tể Càn Khôn cầm miếng bánh lên mà bảo “này là mình ta”, thì sao?
  3. Thịt và máu kia chớ phải là của xác phàm, mà là Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Trời. Có người đã đem miếng bánh, đã được thánh hóa, vào lăng kính hiển vi để tìm dấu vết của của tế bào con người. Nhưng, nào ai xác nhận được những tế bào của một người vô nhiễm nguyên tội nó có hình thù như thế nào, và lăng kính tinh vi của khoa học hiện đại có đủ khả năng phát hiện ra chúng hay không?
  4. Thức ăn thần thánh ấy là một món quà quí báu của Ông Trời mà Hội Thánh được kế thừa, và tôi, một phần thân thể của Hội Thánh ấy, từng buồn rầu khôn xiết mỗi khi không được dự phần trong bửa tiệc phát quà ấy. Trong những lúc ấy, kẻ đói khát như tôi tìm được sự nuôi dưỡng cầm chừng, qua việc đọc Lời Chúa và tìm nghe các bài giảng bởi các bậc thừa sai của Ngài.
Người ta thường chọn thức ăn sao để giúp họ sống lâu, sống khỏe. Qua Bí Tích Thánh Thể, Thiên Chúa tiếp tục nặn đúc tôi theo khuông mẫu của Ngài, để cho bí tích ấy, qua tác động của thể chất, đem lại sự sống—sự hồi sinh—cho tâm linh. Và đồng thời, bí tích ấy còn nhắc nhở sống chia sẻ với anh chị em đồng loại, theo lời giảng của Đức Thánh Cha Benedict XVI:
Those who recognize Jesus in the Blessed Sacrament, recognize their brother who suffers, who is hungry and thirsty, who is a stranger, naked, sick, imprisoned, and they are attentive to every person, committing themselves, in a concrete way, to those who are in need. So from the gift of Christ's love comes our special responsibility as Christians in building a cohesive, just and fraternal society. Especially in our time when globalization makes us increasingly dependent upon each other, Christianity can and must ensure that this unity will not be built without God, without true Love. This would give way to confusion and individualism, the oppression of some against others. The Gospel has always aimed at the unity of the human family, a unity not imposed from above, or by ideological or economic interests, but from a sense of responsibility towards each other, because we identify ourselves as members of the same body, the body of Christ, because we have learned and continually learn from the Sacrament of the Altar that sharing, love is the path of true justice.
Hơn nữa, Bí Tích Thánh Thể còn nêu gương về sự hiến dâng:
When He said: This is my body which is given to you, this is my blood shed for you and for the multitude, what happened? Jesus in that gesture anticipates the event of Calvary. He accepts his passion out of love, with its trial and its violence, even to death on the cross; by accepting it in this way he transforms it into an act of giving. This is the transformation that the world needs most, because he redeems it from within, he opens it up to the Kingdom of Heaven. But God always wants to accomplish this renewal of the world through the same path followed by Christ, indeed, the path that is Himself. There is nothing magic in Christianity. There are no shortcuts, but everything passes through the patient and humble logic of the grain of wheat that is broken to give life, the logic of faith that moves mountains with the gentle power of God.
Đón nhận khổ nạn với lòng mến, và từ đó biến sự phiền phức, sự ngược đãi, thành một hành động hiến tặng đối với chính những ai đang gây lụy phiền cho chúng ta.
Chia Sẻ:

Ngày thứ ba tham gia nhóm bồi thẩm

Diễn biến của hôm qua (Thứ Tư) tại Tòa Thượng Thẩm Ontario (chi nhánh Toronto) …
Mọi thủ tục được lập lại cho một vụ án khác. Lần này, tên tôi được gọi trong nhóm 22 người đầu tiên (20 + 2 người thẩm định) và thủ tục “loại trừ” (challenge for cause) được bắt đầu.
Mỗi bồi thẩm viên được gọi lên bục đều phải tuyên thệ và được hỏi một câu hỏi thẩm định giống nhau: đại ý muốn biết bồi thẩm viên tương lai có kỳ thị với sắc tộc X hay không. Dựa trên từng câu trả lời, người thẩm định sẽ quyết định chấp nhận hay không chấp nhận người này vào bồi thẩm đoàn. Sau khi thẩm định viên chấp nhận, thì luật sư hai bên sẽ có cơ hội từ chối (“challenge”) bồi thẩm viên này.
Mách nhỏ với bạn, nếu bạn sống ở Canada và có dịp đi nghĩa vụ bồi thẩm đoàn, và nếu cố tình muốn bị bác, thì khi họ hỏi bạn có kỳ thị sắc tộc hay không, bạn cứ trả lời thế này: “Tôi không kỳ thị, nhưng tôi sẽ không bao giờ cưới một cô gái thuộc sắc tộc X”. Hehee…
Trở lại phòng đợi chung để chờ phục vụ cho vụ án khác, tôi mở laptop vừa đợi vừa làm việc được hơn 2 tiếng đồng hồ, đến 16h00 thì bác nhân viên đến bảo: được phép về, và là, họ sẽ không cần đến chúng tôi trong hai ngày còn lại của tuần. Thế là nhiệm vụ bồi thẩm đoàn của tôi kết thúc tại đây, và sẽ được miễn nghĩa vụ trong 3 năm tới. Mừng vì được rảnh một món nợ. Tiếc vì không được tham dự thêm vào giai  đoạn thú vị hơn của công tác bồi thẩm đoàn: phiên xét xử. Dịp khác vậy. Và hy vọng họ lại không hỏi tôi có kỳ thị hay không, kẻo lại bị hiểu nhầm.
Smile
Chia Sẻ:

Ngày thứ hai tham gia nhóm bồi thẩm

Diễn tiến của hôm qua …

09:30: tập hợp tại phòng đợi của chiều hôm qua và … chờ gọi tên bồi thẩm viên kế đến.

10:40: thư ký tòa thông báo: họ đã chọn đủ 12. Chờ phiên xử bắt đầu để biết chắc không cần chọn bồi thẩm nữa.

khoảng 11:30: được “thả” đi ăn trưa sớm cho tới 14h15. Tôi nhân dịp này, thả bộ xuống viếng tòa nhà Osgoode Hall (cách Tòa Án khoảng 5 phút đi bộ về phía nam), vào thư viện thấy có WiFi miễn phí, bèn mở laptop ra làm việc một tí.  Đến 13h30 thì cuốc bộ lại khuôn viên ngoài Tòa Án, vừa ăn trưa vừa tắm nắng.

14:15: vừa trở lại sau buổi ăn trưa, thư ký báo: họ đã bắt đầu phiên xử. Thế là nhóm còn lại của chúng tôi được đưa trở lại phòng đợi chung (jury lounge). Tại đấy, chúng tôi tái nhập với gần 200 người khác đang hiện diện, để chờ tham gia vào cuộc chọn bồi thẩm đoàn cho phiên án khác. Tôi hỏi bác nhân viên thì được biết hôm qua tại đây có khoảng 300 người. Như vậy, có thể trong 2 ngày qua, có 2 bồi thẩm đoàn đã được chọn (cho 2 phiên án khác nhau). Có một số người đã được cho về vì được miễn nghĩa vụ cho kỳ này bởi lý do nào đó.

15:45: chúng tôi được giải tán sớm. Hôm sau sẽ trở lại tập hợp tại phòng này vào 09h30.

Chia Sẻ:

Ngày đầu tham gia nhóm bồi thẩm

Những diễn biến ngày hôm qua ….
08:45: Đến nơi và trình diện (giấy triệu tập bảo phải đến 08:30) và tập hợp tại phòng đợi, xem được đoạn cuối của đoạn phim giới thiệu về hệ thống bồi thẩm của Ontario.
09:00: nhân viên tòa án giới thiệu và hướng dẫn lịch trình cho mấy ngày sắp tới. Trong phòng họp (jury lounge) hiện có khoảng 100 300 người. Trong vài ngày sắp tới 12 người trong số này sẽ được chọn để thành lập bồi thẩm đoàn.
09:45-12:20: chờ quan tòa gọi.
12:20: được gọi vào phiên tòa. Thẩm phán đọc chỉ thị đầu tiên. Thư ký đọc cáo trạng, giới thiệu bị cáo, luật sư đoàn cho hai bên. Tôi chú ý vị công tố viên là một người mù, được một chú chó bẹc-giê dẫn đường.
13:00-14:00: Nghỉ, ăn trưa. Tôi tản bộ qua khuôn viên Tòa Thị Chính, vừa ăn miếng bánh mì xúc xích vừa tắm nắng, nhắn vài cái tin, trả lời vài email, xong quay lại tòa.
14:15: quá trình chọn bồi thẩm đoàn bắt đầu. Hai người trong chúng tôi được chọn (bằng cách bốc thăm) làm người thẩm định (triers). Phần còn lại được chia ra thành 4 nhóm: 3 nhóm 20 người, và tôi nằm trong nhóm còn lại (họ gọi là “nhóm để dành”). Bốn nhóm sau đó đước tách rời ra. Nhóm tôi được chỉ định: chờ.
16:30: giải tán. Hôm sau sẽ trở lại để … chờ tiếp.
Chia Sẻ:

Cuối tuần Chúa Ba Ngôi

Sáng nay thức sớm để chuẩn bị ra tòa, tranh thủ viết vài dòng cho cuối tuần vừa qua.

Tối Thứ Sáu: Đi “ủng hộ” (đọc: ăn ké) mẫu thân. Bà đi hát cho tiệc kỷ niệm Ngày Quân Lực VNCH tại Brampton.

Thứ Bảy: gỡ được cái gai vốn đã làm đau đớn linh hồn tôi 5 năm nay. Cảm ơn HT và phụ mẫu tôi đã hỗ trợ trong bước ngoặt lớn này. Đây chỉ là một bước đầu, nhưng là bước đầu tất yếu. Các bước tiếp theo thì … cầu mong “ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên Trời”.

Chúa Nhật Chúa Ba Ngôi: Đi ăn mừng ngày Từ Phụ (Father’s Day) với phụ thân, mẫu thân và gia đình nhị đệ tại nhà hàng Sky Dragon.

Nghe suy niệm, bởi Cha Robert Barron của mạng wordonfire.org, về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm ấy đơn giản là: Chúa là tình yêu.  Trong một quan hệ tình yêu có 3 nhân tố: người yêu (Cha), kẻ được yêu (Con), và tình yêu tuôn ra giữa hai người ấy (Thánh Thần). Và từ mối quan hệ tột bậc và thiêng liêng đó, mọi sự tốt lành được nảy sinh.

Chia Sẻ:

Tôi Đi Hầu Tòa

Trong lần đi công tác hồi tháng 2 vừa rồi, tôi bị phạt giao thông vì chạy quá tốc độ (135/100 km) trên xa lộ 401 ngoài thành phố Cambridge: $265.00 + 4 điểm (demerit points).

Trong hơn 24 năm sinh sống ở Canada và 12 năm lái xe, tôi bị phạt giao thông 3 lần, nhưng chưa bao giờ bước chân vào tòa án. Lần đầu khi mới có bằng lái (cua trái bất hợp pháp trên đường Eglinton gần Allen Rd vào một buổi sáng sớm), do quá bận rộn (i.e. ngu), không chống kiện, nên đã ảnh hưởng nặng đến bảo hiểm. Lần thứ hai (quá tốc 60/40), nhờ dịch vụ pháp lý lo dùm, mất $250 chi phí và họ đã “thành công” trong việc “thuyết phục” tòa án khoan hồng hạ mức phạt xuống còn 55/40.

Lần này, thoạt đầu tôi cũng dự định nhờ luật sư biện hộ, nên sau khi về nhà, tôi gạ hỏi  thử 3 dịch vụ quanh vùng Toronto xem chi phỉ của họ là bao nhiều. Ai cũng nói ít nhất từ $700 đến $900, bởi họ phải di chuyển từ Toronto đến Cambridge (cách nhau khoảng 100km) mỗi khi cần đi đến tòa án. Thế là hai tuần sau đó tôi đã tự mình lên tòa án Cambridge để phúc đáp “vô tội” và xin mở án xét xử; tôi sẽ tự đại diện cho chính mình! Hơn một tháng sau đó, tôi nhận được giấy hầu tòa. Sáng nay, phiên tòa đã diễn ra.

Bài học kinh nghiệm thứ nhất:  nếu muốn tự làm “luật sư” cho chính mình thì tốt hơn hết phải bắt đầu việc chuẩn bị ngay sau khi nhận được thư báo ngày xét xử. Đằng này, do lẫn trốn sau cái váy có tên là “quá bận” mà tôi đã đợi đến đêm cuối cùng mới bắt đầu chuẩn bị. Đến nỗi việc làm tối thiểu (và cần thiết) là yêu cầu bản tường trình của vị cảnh sát buộc tội, mà tôi cũng đã không để ý đến.  Tối hôm qua tìm được mạng này, học được nhiều điều, nhưng đọc xong tôi vẫn chưa biết phương hướng bào chữa của mình sẽ ra sao. Biết rằng để buộc tội tôi, vị công tố viên sẽ phải chứng minh vượt trên “sự nghi ngờ có cơ sở” (reasonable doubt). Ví dụ như, họ phải chứng minh dụng cụ rà tốc độ của họ a) được sản xuất đúng qui định, b) được định chuẩn chính xác, và c) được cấp giấy phép sử dụng tại Canada. Đi ngủ lúc hơn 3h30 sáng, tôi thở dài, thầm nguyện một câu: Cầu xin Chúa cho qua được án này, còn nếu phải chịu hậu quả 3 năm bởi việc mình đã làm, thì đấy vẫn là điều tốt cho tôi mà thôi.

Sáng nay vào tòa, tôi có dịp quan sát các phiên án trước tôi. Đa số là nhờ dịch vụ pháp lý đi “kháng” kiện dùm. Nói “kháng” nhưng thật ra hầu hết họ chỉ xin giảm án. Hiện diện nơi phòng xử có vị chủ tọa, một nữ thư ký, vị công tố viên. Ngồi ở các hàng ghế tham dự là các bị cáo hoặc đại diện. Ở hàng ghế sau cùng là các vị cảnh sát, đang ngồi chờ gọi lên làm chứng.  Tôi để tâm quan sát và hình như một trong các vị này là người đã bắt phạt tôi.

Có một cô trẻ độ 20t, bị phạt giống tôi (135/100), nhờ luật sư biện hộ đã lãnh án hạ ở mức 126/100. Một vụ khác chống án tương tự trường hợp tôi, nhưng được đại diện bởi một trung gian thay vì tự bào chữa. Trước tiên, bác cảnh sát viên được gọi lên làm chứng. Bác này có gương mặt rất giống vị đã phạt tôi, nhưng tôi không chắc.  Bác ta thuật lại tường tận--ngày đó giờ đó bắt được bị cáo ở địa điểm đó, với tốc độ đó, dùng máy bắn ra-đa hiệu đó, mẫu đó, được bảo quản theo lịch trình đó, được kiểm tra trước và sau ca tuần hành với kết quả tốt, v.v…Đến lượt phe biện hộ thẩm vấn lời chứng. Tôi nghĩ chắc nhân chứng sẽ bị yêu cầu trưng ra các văn bản làm chứng. Bác ta bảo là đã thử nghiệm, thì giấy bảo cáo kết quả đâu, ai có mặt làm chứng? Chữ ký xác nhận của họ đâu? Đây là những câu hỏi mà tôi trông chờ vị thẩm vấn viên chất vấn. Nhưng họ đã không hỏi gì hết, mà chỉ nói vỏn vẹn một câu “No questions, Your Worship” (không tranh cãi). Biện hộ kiểu gì vậy Trời!  Làm tôi nghi ngờ không biết có tiền án nào đã khẳng định những lời chứng ấy là “vượt trên nghi ngờ có cơ sở” chưa. Kết cuộc, chả học lóm được điều gì cả.

Gần đến phiên tôi, vị công tố viên gọi tôi đến và rỉ tai tôi: “Tôi sẳn sàng hạ mức phạt của anh xuống còn 115/100 ($60, 0 điểm), anh bằng lòng không?” Tôi do dự trong 2 giây, rồi bằng lòng. Thế là tôi được gọi lên bục bị cáo, và chưa đầy 5 phút sau đó, mọi việc đã kết thúc.

Tôi do dự khi trả lời đề nghị giảm án của bác công tố viên là vì tôi nghi ngờ lý do họ muốn mặc cả với tôi. Có thể nhân chứng của họ (vị cảnh sát viên đã phạt tôi) không đến dự được (tôi không nhớ chắc gương mặt của viên cảnh sát ấy), và nếu vậy thì cáo trạng sẽ bị hủy bỏ và coi như tôi thắng kiện. Tôi bằng lòng là vì tôi nhát gan, và vì không có đủ dữ kiện để trắng án.

Bài học kinh nghiệm thứ hai: Bị kết tội, mà không bị phạt điểm, không có nghĩa là bảo hiểm sẽ không bị ảnh hưởng. Chỉ còn chờ đến năm sau mới biết được ảnh hưởng nặng nhẹ thể nào.

Từ trải nghiệm lần đầu tiên đi hầu tòa này, tôi học được vài điều:
  1. Trong các quốc gia thuộc Đế Chế Anh Quốc cũ, người ta có cử chỉ rất tôn kính khi đối diện với chủ tọa. Họ cuối đầu chào khi bước lên bục phát biểu, và xưng hô với vị ấy là Your Worship (Ngài) nếu là quan tòa nhỏ, hoặc là Your Honour (Quí Ngài) nếu là thẩm phán.
  2. Ai cũng có thể vào ngồi xem các phiên xử. Cho nên, nếu có thời giờ, tôi đã có thể đến quan sát kỷ hơn, may ra có thể giúp ích cho sự chuẩn bị của tôi.
  3. Hầu như 100% các vụ án, nếu kháng kiện, đều được hưởng một mức độ khoan hồng nào đó. Cho nên tôi chưa hiểu được lợi ích của việc mướn người kháng kiện dùm mình. Tự kháng kiện tuy có hao tốn chút công sức, nhưng nó giúp tôi hấp thụ được kiến thức kiện tụng trong hệ thống pháp lý Canada, một sự trao đổi rất đích đáng.
  4. Các vụ án phạt giao thông này tuy bị cáo có khác, nhưng trường hợp tương tự lập đi lập lại triền miên. Hơn nữa, đa phần các vụ chống kiện là do những bị cáo cứng đầu giống như tôi, không chịu phục mà đòi tòa án phải hao tốn nhân lực để kết tội tôi “vượt trên sự nghi ngờ” (đó là quyền lợi của một người dân).  Nếu tôi là quan tòa xét xử các vụ này thì tôi sẽ bị chán chết. Và nếu tôi là cảnh sát giao thông, tôi sẽ rất bực mình khi phải đến tòa ngày này qua ngày kia để làm chứng rập khuôn như cái máy về khả năng tin cậy của máy ra-đa (cho đến khi có ai đó tranh chấp những dữ liệu vừa được cung cấp). Cho nên xét cho cùng, tôi nể họ.
Tuần này coi như đứng sai lề công lý. Tuần tới lại sẽ có dịp đi hầu tòa, nhưng lần này tôi sẽ đứng về bên phải của công lý.  Tháng trước tôi đã nhận được giấy triệu tập tham dự bồi thẩm đoàn.  Sự phiền phức mới này lại sẽ là một cơ hội để học hỏi.
Chia Sẻ:

Vực thẳm

Bóng đêm.
Đen như vực thẳm.
Nàng Xuân quyến rũ.
Giây phút yếu đuối.

Chợt lóe lên giữa lưng trời,
Từng tia sét chớp nhoáng...

Tạ ơn Đấng Bào Chữa,
Đã răn đe hồn con.
Paraclete
Chia Sẻ:

9 “bí quyết” của người thành đạt

Từ blog Harvard Business Review, Nine Things Successful People Do Differently:
  1. Chi tiết hóa mọi điểm đến,
  2. Nhận định đúng thời cơ khởi hành,
  3. Biết rõ con đường còn bao xa,
  4. Lạc quan nhưng thực tế, mỗi khi gặp chướng ngại,
  5. Cố gắng “làm tốt hơn”, thay vì “làm tốt”,
  6. Gan dạ để vững tin vào mục đích lâu dài, để kiên trì trước mặt gian nan,
  7. Tập rèn ý chí tự kiềm chế,
  8. Đừng cưỡng lại mệnh Trời,
  9. Chú ý đến những gì mình sẽ làm, thay vì những gì mình sẽ không làm.
Tôi đang dự định thử áp dụng 9 bí quyết này cho dự án kế tiếp, không liên quan gì tới kinh doanh. Mật danh: Kungfu Panda. ;-)
Chia Sẻ:

Liên tưởng: khiêm tốn->kiên định->niềm tin->lý trí

Từ bài viết trên entrepreneur.com cho rằng khiêm tốn là đức tính tất yếu cho một doanh nhân:

…while it takes confidence to push an idea into the marketplace, it's humility that prevents it from turning into arrogance, the idiot cousin of the confident businessperson.

Có lúc, tôi không biết tôi đang tự tin hay đang kiêu ngạo. Chiều Thứ Sáu tuần rồi, gạ hỏi chuyện với Mẹ tôi, định góp ý cho việc kinh doanh của bà, chưa kịp nói đến đâu thì đà bị mắng cho rằng, “cứ ngồi ở đó mà giở giọng như mình hay lắm”.

Humility is knowing we're going to get kicked (and when we least expect it) and striving to get kicked differently each time. Arrogance is thinking that no one would ever dare take aim.

Sửa lại ý của câu trên chút đỉnh: Khiêm tốn để biết rằng ta sẽ thất bại không thể ngờ, và  phấn đấu để lần sau ta thất  bại bằng cách khác hơn. Kiêu ngạo là ta nghĩ ta sẽ không bao giờ bị thất bại. Ý tưởng này làm tôi nhớ đến Nghịch Lý Stockdale:

When Collins asked who didn't make it out of Vietnam, Stockdale replied:

"Oh, that’s easy, the optimists. Oh, they were the ones who said, 'We're going to be out by Christmas.' And Christmas would come, and Christmas would go. Then they'd say, 'We're going to be out by Easter.' And Easter would come, and Easter would go. And then Thanksgiving, and then it would be Christmas again. And they died of a broken heart."

You must never confuse faith that you will prevail in the end—which you can never afford to lose—with the discipline to confront the most brutal facts of your current reality, whatever they might be.”

Kiên định; đừng đánh mất niềm tin rằng cuối cùng rồi ta sẽ vượt qua mọi gian nan. Song, cần rèn luyện cho mình một khả năng đương đầu với hiện trạng phũ phàng nhất, và khi chúng xãy đến, tiếp nhận và ứng xử với sự khiêm nhường, bằng tình thương, và sự kiên trì. Niềm tin và lý trí là hai mặt của một đồng tiền.

Chia Sẻ:

Thư cho đường muội

Tuần rồi tôi nhận được tin nhắn của T. Xem chừng nó đang gặp chút rối rắm trong cuộc sống. Định gọi điện cho cô em họ này của tôi để hỏi thăm mà nó không cho, đành phải dùng email để an ủi nó vài câu. Những lời này tôi viết hồi đêm hôm qua:

T em,
Nếu vậy thì cuối tuần nào em rãnh thì mình hẹn lên Yahoo nói chuyện nha. Sẵn đây cho anh hỏi thăm chút...
[…]
Nhớ lúc trước đi đưa đám của Bà Nội, trên đường chở em về, anh có nói với em là em có cần gì thì biên thư cho anh biết, em còn nhớ không? Nay thì cũng như vậy. Nếu em có khó khăn gì thì hãy nói cho anh biết. Nếu không vượt quá khả năng hiện thời của anh thì anh nhất định sẽ giúp em. Đừng bao giờ dại dột nghĩ đến việc "không muốn sống nữa" mà phải xem mọi khó khăn trong cuộc đời là một sự thử thách em cần phải vượt qua, và với sự cố gắng, em nhất định sẽ vượt qua. Ông Trời luôn thương yêu và giúp đỡ những ai biết tự giúp mình. Hãy kiên nhẫn, thì có lẽ em sẽ ngạc nhiên với thành quả bởi những nỗ lực của chính mình.
Bây giờ cho anh hỏi thêm về chuyện riêng của em. Có phải lý do em và chồng em chia tay là vì […] không? Nếu đúng là vậy thì em cũng đừng quá đau buồn. Ở đời có vô số chuyện tốt và cơ hội để cho ta làm. Một cánh cửa này đóng lại thì sẽ có một cánh cửa khác đang được mở. Có lẽ định mệnh đã có một sự an bài khác cho cuộc đời em. Cho nên, dù buồn thì vẫn buồn, vì mình là con người chứ không phải khúc cây. Nhưng hãy tỉnh táo để kịp thời bắt lấy những cơ hội khác mà cuộc đời sẽ dẫn tới.
Vài lời thăm em. Anh chúc em luôn bình an và yêu đời. Mình sẽ có nhiều cơ hội khác để tâm sự thêm.
T.B: Anh thích cái nick của em: "only love for you".  Dường như nó nói lên sự vị tha của em dành cho người em yêu mến: "only love for you, [and I expect nothing in return]".

Trước đó, T viết:

[...] em kg muốn sống nữa...em kg còn chút sức lực nào nữa.em kg còn ai để chia sẻ nữa anh ơi!...mỗi lúc buồn và cô đơn nhất em luôn nhớ về Nội anh à, em có nói chuyện cho Nội nghe....em khùng rồi fải kg anh?

Thứ Năm này là ngày giỗ thứ 13 của Bà Nội chúng tôi. Hai đứa chúng tôi cùng chung một phần phúc là đã một thời được Nội tôi một tay nuôi dưỡng, trước là tôi, và sau là T.

Chia Sẻ:

Thuyết tận thế

Mấy tuần gần đây, dư luận đã dễ đưa bác Harold Camping lên hàng tiếng tăm nhất nhì thế giới. Tham khảo thêm hai bài phản biện của bác Jimmy Akin của mạng catholic.com (ở đâyđây) về lời tiên đoán tận thế của bác Camping.

Người ta “tính toán” về ngày tận thế, ngay cả khi chính Chúa Giêsu đã tuyên bố “không ai biết được ngày hay giờ, ngoại trừ Đức Chúa Cha” (Mark 13:32), chẳng khác nào lúc xưa tôi đã từng táy máy về trò bói toán. Dường như nó gắng liền với tội kiêu ngạo của tổ tiên, khi Chúa Giêsu phán “đừng ăn quả cấm, kẻo phải chết”, và ta đã ngang bướng trả lời bằng hành động, rằng “ta sẽ không chết”. Càng tai hại hơn, khi người ta lý luận rằng “Thánh Kinh bảo chi tiết rằng ngày đó sẽ tận thế; và nếu đến ngày đó không có gì xãy ra, thì Thiên Chúa đã nói dối.” Người ta thà cho rằng kẻ khác sai, ngay cả khi kẻ ấy chính là Đấng Toàn Năng, hơn là tự nhận mình sai.

Sư thật là, “tận thế” vẫn đến hằng ngày đối với 154,000 người trên thế giới (nguồn: bspcn.com - 20 things that happen in 1 minute).

Ngẫm lại, sự kiện mà thỉnh thoảng có người hô hào “tận thế” cũng không hẳn hoàn toàn xấu. Vì, nếu có người do vụ này mà trở nên bần cùng, thì đó cũng là một dịp may cho họ, bởi cuộc sống khó nghèo cũng có cái phúc của nó.  Nhân loại dễ ngủ quên trong hoan lạc, và cần được nhắc nhở rằng trần đời này thoáng rồi sẽ qua.

Dường như, tùy theo niềm tin, người ta có hai lối ứng xử khi biết rằng mình sắp chết:

  1. tận hưởng cho hết những gì thế gian này cống hiến,
  2. tận hiến tất cả khoảng thời gian còn lại cho người thân và cho tha nhân.

Hy vọng rằng, khi  đã tận dụng phương kế 1, thì sự khoan dung vô bờ của Thiên Chúa sẽ chừa cho chúng ta còn chút ít thời gian và nghị lực để bắt tay ngay vào phương kế 2.

Quan điểm của kẻ mộ đạo: sống như thể hôm nay là ngày tận thế. Và, lập tức, tâm tư này dẫn đến nghi vấn kia: nếu hôm nay tận thế, tôi sẽ được lên Thiên Đàng hay sẽ xuống Hỏa Ngục? Câu trả lời gián tiếp: nếu chết hôm nay mà tôi sa Hỏa Ngục, thì cho dù có được sống thêm ngàn năm nữa tôi cũng sẽ chẳng làm được gì khác hơn. Cho nên, mỗi sớm mai thức dậy mà vẫn còn thoi thóp thở, thì đã đủ cớ để thầm cảm ơn Tạo Hóa đã còn chừa cho tôi thêm cơ hội để hoán cải.

Chia Sẻ:

Bracebridge, ON

Chúa Nhật vừa rồi, nhân dịp Lễ Nữ Hoàng, tôi làm một chuyến đột xuất lên miền bắc Ontario, dừng chân ngủ qua đêm tại thị xã Bracebridge, vùng Muskoka.

Sáng Thứ Hai, đi tham quan mấy thác nước—khu vực này có nhiều thác thiên nhiên, được khai thác làm trạm thủy điện.  Xem được 2 thác nước (Bracebridge Falls và Wilson’s Falls) thì trời âm u và mưa, nên thôi về. Về tới Vaughan, thì trời trở cơn mưa to gió lớn, mây phủ mịt mù, tưởng chừng “Ông Trốt” lại đang lẫn quẫn đâu đấy, bèn cẩn thận tọt về nhà cho mau.

Về vừa đến nhà thì trời quang, mây tạnh.

Chia Sẻ:

Hội Thánh công giáo

Lesley-Anne Knight của hội Caritas Internationalis:

[trích lời Đức Thánh Cha Benedict 16] “Đừng nên dùng [việc làm] từ thiện (charity) làm phương cách để kết nạp người ta vào đạo”. Nhưng, như thế không có nghĩa rằng ta tránh làm chứng về tình yêu của Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại, qua việc làm của chúng ta.

Người Kitô hữu biết khi nào là lúc cần nói về Chúa, và khi nào nên im lặng, nhường lời cho tình yêu.

Noi gương vị Chủ Chiên Trọn Lành, đức mến (charity)  của chúng ta được tỏ ra cho mọi người, và do đó Hội Thánh của chúng ta là Hội Thánh Công giáo (“công” như trong “công chúng”, tức là “bao gồm tất cả”). Cho nên, hơn ai hết, người Công Giáo không có cớ gì để kỳ thị, dù là kỳ thị (thù ghét) tôn giáo, hay sắc tộc, hay đảng phái.

Chia Sẻ:

Thể thao và linh thao

Vừa xem cái này trên đài saltandlighttv: tập tạ và lần hạt mân côi,  cùng một lúc.

Wow! Làm cách nào để vừa tập võ vừa đọc kinh cùng một lúc, ta!Smile

Chia Sẻ:

Bầu cử Canada 2011

Theo dõi cuộc bầu cử liên bang Canada kỳ này, tôi không khỏi nảy lên vài ý tưởng:
  1. thượng nghị viện không đồng nhịp với người dân,
  2. đảng Tự Do đã lạm dụng cơ hội,
  3. đảng Dân Chủ vớt vác được đòn “gió đổi thay”
Thử ôn lại các diễn biến dẫn đến cuộc bầu cử:
  1. vào 9 tháng 3: Ông chủ tịch thượng viện mách ủy ban thượng nghị viện, rằng chính phủ “có thể” đã khinh thường nghị viện vì không đồng ý với yêu cầu của phe đối lập v/v công bố chi tiết và chi phí của các dự luật.
  2. 21 tháng 3: ủy ban phán - chính phủ đã khinh thường nghị viện (in contempt of parliament).
  3. 23 tháng 3: Đảng Tự Do ra kiến nghị: bỏ phiếu bất tín nhiệm (non-confidence vote) đối với chính phủ.
  4. 25 tháng 3: thượng viện bỏ phiếu 156/145 bất tín nhiệm. Thế là chính phủ của Thủ Tướng Stephen Harper sụp đổ và cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào 2 tháng 5 (các đảng phái chỉ có một tháng để vận động).
Kết quả: Đảng Bảo Thủ của bác Harper đã được dân tín nhiệm, từ vị trí chính quyền thiểu số chuyển sang chính quyền đa số, với 167/308 số ghế được bầu (ông Harper chỉ cần 155 ghế để đạt vị trí đa số). Đây cũng là giải đáp cho 2 vấn đề nêu trên:
  1. Với đa số ghế trong nghị viện, bác Harper sẽ không dễ bị áp đảo bởi lá bài “khinh thường nghị viện” nữa.
  2. Lạm dụng cơ hội, Đảng Tự Do đã phải trả một giá rất đắc.
Trong quá trình tranh cử, có một lời kêu nài duy nhất về bác Harper khiến tôi chú ý: ông ta có vẻ ngạo mạn. À, ranh giới giữa lòng tự tin và tính ngạo mạn quả là khó phân biệt nhỉ! Tôi đoán rằng, bác Jack Layton đã lợi dụng điểm này để đánh một đòn “đừng sợ gió đổi thay”, kéo về phía mình một số những ai cho rằng Harper ngạo mạn, và do đó đã đoạt được giải “Đảng Đối Lập Trung Thành của Nữ Hoàng” cho đảng Tân Dân Chủ, bằng không thì đảng Bảo Thủ lại còn thắng lớn hơn nữa cơ.
Chia Sẻ:

Bin Laden và công lý

Lm. Federico Lombardi của Tòa Thánh Vatican phát ngôn về tin Osama Bin Laden bị giết:

“Đối diện với cái chết của một người, một Kitô hữu chẳng bao giờ hoan hỷ, mà chúng ta suy ngẫm về trọng trách của mỗi người trước mặt Thượng Đế và trước mặt đồng loại. Chúng ta cầu mong và kiên quyết không để sự kiện nào dấy lên lòng hận thù, mà ngược lại, dùng nó như điều kiện tạo nên hòa bình.”

Thử tưởng tượng, nếu sau 9/11/2001, nước Mỹ đã không phản đòn, không nằng nặc đòi “công lý”, mà ngược lại, noi gương thương khó của Chúa Giêsu mà nhẫn nhịn, can trường, nó đánh sập song tháp của mình thì mình xây tứ tháp, thì thế giới bây giờ sẽ như thế nào nhỉ: al Qaeda sẽ càng lộng hành hơn,  hay đã bị thẹn đến chỗ tự tận diệt mình từ lâu?

Kẻ nhu mì sẽ thừa hưởng Trái Đất. ;-)

Chia Sẻ:

Chân phước JPII

Có lẽ năm ngoái tôi chiêm bao thấy Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II là vì bởi những gì sẽ xãy ra vào Chúa Nhật tới đây: JPII được tấn phong chân phước. Nhưng, điềm này giúp ích gì cho phần rỗi của linh hồn con, hỡi Cha ơi!

Cập nhật 03/05/2011 12:08PM
2 chương trình đã được đài truyền hình S+L lưu lại trên livestream.com:

  1. Lời Chứng (Testimony): phim tài liệu về cuộc đời JPII, từ cái nhìn của ĐHY Stanislaw Dziwisz, thư ký của ngài.
  2. Lễ Phong Chân Phước cho JPII
Chia Sẻ:

Chúa tử nạn và Chúa đã sống lại

Tuần Thánh năm nay, tôi được ban cây thánh giá là một chứng cảm “nhẹ” kéo dài từ tuần trước cho tới hôm nay. Tối Thứ Bảy, ngồi xem Đức Thánh Cha chủ tọa nghi thức Vọng Phục Sinh, qua các bài đọc, hiểu thêm chút về sự hiện diện Chúa Ngôi Hai trong lịch sử cứu rỗi từ Cựu ước, Tân ước, cho đến hôm nay.  Chúa Nhật đi xem lễ, nghe Cha Tập giảng mà mình không hiểu được gì. Chúa đã sống lại, và Chúa đã về Trời. Tôi vẫn còn mang trong người một căn bệnh. Trong tâm trạng này, chắc là chưa có thể nào chiêm nghiệm về mầu nhiệm phục sinh. Hay có thể nào … đây là cơ hội tốt nhất?

Chia Sẻ:

Tội lớn nhất

Chúa Giêsu nói: "Vì thế, tôi cho các ông biết, mọi tội lỗi và mọi sự mộ phạm đều có thể được tha. Nhưng ai xúc phạm đến Đức Thánh Linh thì sẽ chẳng được tha." (Matthew 12:31)

Lm. Robert Barron "giải mã", nhân dịp Chúa Nhật Lễ Lá: Xúc phạm với Đức Thánh Linh tức là ta từ chối sự thứ tha.

Ồ!
Chia Sẻ:

Cơ hội hay nhiễu loạn?

Tuần này tự dưng tôi được “rơi vào đôi mắt xanh” của nhiều người trong ngành nghề. Lần rồi việc này xãy đến là khoảng chừng năm 2000. Cho nên, tôi đoán là điều này biểu hiện cho sự phục hồi khả quan của thị trường công nghệ, hơn là nó nói gì về khả năng của bản thân tôi,  gần như đấy là dấu hiệu cho sự hình thành của một “tech bubble” mới. Dẫu sao thì tôi cũng xem nó là cơ hội hơn là sự nhiễu loạn.

Chia Sẻ:

Thuốc phiện của nhân loại

Tối nay dự tiệc sinh nhật và ngủ qua đêm tại nhà cu J. Đồng thời được dịp nói chuyện và thăm hỏi với Ngũ Cô, được biết bé T nay đã học lớp 11. Mau thật.

Đọc nhanh vài bài blog trước khi đi ngủ, thấy bài này của Spiritual Exercises blog (blog Linh Thao) tạo chút chú ý.

Karl Marx có lần viết: "Tôn giáo là tiếng thở dài của loài người bị đàn áp, trái tim của một thế giới không trái tim, và linh hồn của những điều kiện vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân." 

Văn hào người Ba Lan,  Czeslaw Milosz, phản biện rất hay: thuốc phiện của nhân dân không phải là niềm tin về một thế giới mà cừu non sẽ ngủ yên bình bên cạnh sư tử.  Thuốc phiện thật sự của nhân loại chính là niềm tin vào sự vô thưởng vô phạt sau cái chết--vào sự an ủi lớn ở ý tưởng rằng sự bội bạc, lòng tham, sự hèn nhát, và sự sát nhân của chúng ta sẽ không phải đối diện với sự phán xét nơi cõi chết. 

Gợi nhớ thủ đoạn của Sa-tăng trong vườn địa đàng: Kẻ lừa dối đã khiến  người phàm tin rằng chính Thượng Đế đã lừa dối.
Chia Sẻ:

Cầu cho Nhật Bản

Trưa Thứ Sáu vừa rồi, tôi đang ngồi làm việc thì nghe tin: Nhật Bản vừa trải qua cơn động đất và sóng thần ở miền đông bắc. Nghe tin báo khoản vài chục người bị mất tích, tôi nghĩ thầm: quả là một cường quốc có chuẩn bị cho thiên tai có khác. Nhất thời tôi quên vụ Katrina, quên rằng dù một quốc gia hùng mạnh đến mấy cũng phải bó tay với sức mạnh của thiên nhiên.

Cuối tuần theo dõi diễn biến, cảnh hoang tàn, nhìn những cơn lũ chầm chậm cuốn trôi từng ngôi nhà, từng làng xóm, từ từ tôi nhận thức được mức trầm trọng của sự kiện.

Trưa nay vừa ngồi ăn trưa, vừa xem CNN trên máy iPod, thấy một người đàng ông phát biểu làm tôi giật mình: “Tôi vừa chạy lên trên khu đất cao xong, ngoái lại nhìn thì vừa kịp lúc thấy nước lũ cuốn trôi căn nhà tôi đi. Lúc đó trong lòng tôi chán nản kinh khủng.”

Ôi, cái cảm giác trắng tay, buộc phải khởi đầu lại cuộc sống từ con số không, những người “Thuyền Nhân” Việt Nam như tôi đã một lần thấm thía. Lúc bấy giờ, người Nhật Bản đã mở rộng vòng tay cứu trợ, đón chúng tôi vào quốc gia họ. Nhớ lúc nhập trại Omura, bác thủ kho mà lũ trẻ chúng tôi gọi là “bố” (Ô-tô-sàn), đôi lúc thấy bọn tôi vây quanh, ông bèn mở kho lấy cái quần dài, hoặc mảnh áo sơ mi mới thơm, hoặc đôi giày bata, đưa tặng chúng tôi.

Tai họa đến bằng cặp ba: động đất, sóng thần, rồi hiểm họa nguyên tử. Hôm nay, những người ân nhân kia là kẻ đang cần sự cứu trợ.

#prayforjapan.

Chia Sẻ:

Chối mình để tìm lại mình

TGM Chaput viết:

Như Thánh Kinh đã dạy, khi ta từ chối mình, ta lại tìm được mình; vì bởi chúng ta bất toàn, chúng ta bất an, nên chúng ta không trọn vẹn là chính mình nếu không nhờ có Thiên Chúa.

Nghe có chút âm hưởng của thánh Âu-Tinh (thành Hippo): "Linh hồn tôi không yên nghỉ, cho đến khi nào nó yên nghỉ trong Chúa tôi" (x. Confessions).

Gợi nhớ tối Thứ Tư, trong buổi Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay, Cha Tập đã giảng ngắn gọn:

Tại sao các điều răn của Chúa chỉ buộc "mến Chúa và yêu người", mà không nói gì đến bản thân ta? Đó là vì "mến Chúa và yêu người" chỉ là phương tiện và là phương thức. Mục tiêu và kết quả chính là bản thân ta.

Gợi nhớ vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Phật Giáo Tây Tạng cũng đã có lần nói: "Approach love … with reckless abandon" (Đối diện với tình yêu […] với sự đam mê cuồng nhiệt).  Yêu cuồng nhiệt tức là không giữ lại điều gì, không đòi hỏi điều gì cho bản thân mình, tuyệt đối đặt lợi ích của kẻ được yêu trên hết. 

Thi thoảng trong nghề nghiệp tôi cảm thấy bản thân bị người ta lợi dụng nhiều, như thể họ làm vậy là bất công đối với tôi.  Nếu tôi không nghe lầm, thì những lời giảng trên kia đang dạy tôi: hãy vui vẻ để cho người lợi dụng.

Tiềm ẩn trong lối suy nghĩ đó là một chút hiểm nguy: sự đam mê cuồng nhiệt của tôi dễ bị lợi dụng đến mức độ dẫn tôi rời xa với cuộc sống thánh thiện. Thật là tội nghiệp, nếu sự chịu đựng của tôi liên lụy đến những người khác chung quanh tôi.  Cho nên, cần có Ơn Soi Sáng của Chúa Thánh Thần, để giúp tôi phân biệt được sự lợi dụng nào là noi gương Chúa Giêsu và đẹp lòng Chúa Cha, còn sự lợi dụng nào sẽ dẫn tôi đến sự nô lệ của quỷ thần.

Chia Sẻ:

Shannon Elizabeth

Đêm qua chiêm bao, gặp hai chuyện lãng xẹt …

#1: Tôi cãi cọ với Cửu Thúc tôi về cách dạy con, nhân dịp thấy thằng em họ (~6-7 tuổi, không phải con của Cửu Thúc) nó lêu lỏng. Tôi nói: “Thương con cho roi cho vọt. Sao chú không la rầy nó, để thả lỏng cho nó quá nó hư!” Thúc trả lời: “Mầy la rầy nó quá để làm gì, phản tác dụng. Cứ để tự nhiên, mọi việc đâu sẽ vào đấy!” Điều lạ là, nếu xét quan điểm ngoài đời, lẽ ra tôi và cửu thúc phải đổi vị trí mới đúng.

#2: Đi ăn tiệc, thấy cô bạn này của tôi buồn rầu giữa tiệc vui. Hỏi ra thì biết cô đang có mang, mà chẳng biết thằng nào là thủ phạm. Tự nhiên mình thốt lên câu an ủi lãng xẹt: “Thôi cô đừng buồn. Tôi sẽ giúp cô chăm sóc đứa bé khi nó chào đời.” What?????

Đầu óc có vấn đề.

Chia Sẻ:

Món quà ngày lễ Gia Đình

Thứ Hai vừa rồi, đi ăn Điểm-sấm với phụ thân tôi nhân dịp Lễ Gia Đình, được ông tặng món quà do chính tay ông làm (hình ở trên): mấy miếng cản rác, dùng để đặt nơi lỗ thoát nước của bồn rửa chén và bồn giặt đồ.

Cảm giác đầu tiên: mấy thứ này mua ở tiệm mất khoảng $1.00 một cái, mà sao ông lại mất công làm chi?

Cảm giác sau cùng: Nửa thế kỷ sau, nếu tôi vẫn còn sống sót để nhìn lại tấm hình này, chắc thằng khờ tôi sẽ nhớ thương Ba tôi nhiều lắm lắm.

Chia Sẻ:

Kém tài

Mấy tuần qua bị khách hàng đì bạo. Ông sếp tôi dường như cũng bị chà đạp đến hết mức kháng cự, nên ông đã mở toang cánh cửa cho thác lũ ào tràn đến tôi, mặc cho họ soi mói đến độ một chuyên viên có chút tự trọng sẽ dễ bị chạm danh dự nghề nghiệp. Không biết đây có phải là lý do khiến anh bạn đồng nghiệp của tôi đã từ chối không đi chuyến này. Quan điểm của tôi: không phải tôi không có lòng tự trọng, nhưng…

Bác nghĩ tôi kém trình độ thì mời bác ngồi xem. Mời bác quan sát từng chướng ngại tôi phải nhảy qua trong dự án của bác. Tôi sẽ giải thích từng dòng lệnh của tôi cho bác nghe, và tôi sẽ hỏi bác rằng, bác có đề nghị nào để cải tiến nó hơn không?  Bác muốn giựt lấy áo khoác của tôi thì tôi dâng luôn cho bác manh áo lá vậy. Rồi thì bác sẽ hiểu rằng … tôi kém trình độ thật. :-)

Hôm kia, lái xe 5 tiếng đồng hồ về hướng nam để ngồi hai ngày viết code trước mặt khách hàng trong hoàn cảnh truy cập Internet ở tốc độ dial-up. Trên đường đi, đã chuẩn bị tinh thần cho họ xé xác mình.

Tối hôm qua, vẫn còn sống sót để lái xe về nhà.

Chia Sẻ:

“Tôi tin; xin cứu lấy những người thân tôi đang không tin”

Nghe Lời Chúa sáng nay (Mk 9:14-29) và Chúa Nhật (Mt 5:38-48) hôm qua, nghĩ đến những người thân, và nghĩ đến nước Việt Nam.

38 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. 39 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa. 40 Nếu ai muốn kiện anh để lấy áo trong của anh, thì hãy để cho nó lấy cả áo ngoài. 41 Nếu có người bắt anh đi một dặm, thì hãy đi với người ấy hai dặm. 42 Ai xin, thì hãy cho; ai muốn vay mượn, thì đừng ngoảnh mặt đi.
43 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.
(Matthew 5:38-48)

Câu 24, chương 9 trong phiên bản Anh ngữ của Phúc Âm theo Thánh Mác-cô (Mark) ghi: “I believe; help my unbelief”. Bản Việt ngữ dịch là “"Tôi tin! xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi!” Mà tôi lại hiểu là, “Tôi tin; xin cứu lấy người thân tôi đang không tin”.

Chia Sẻ:

Noi Gương Chúa Cứu Thế

Một câu hay:
"bởi [tác phẩm] Noi Gương có nói: "Thà để yên cho mọi người muốn nghĩ gì thì nghĩ, còn hơn là ta tạo nên sự gây gỗ."
(for the Imitation says: "It is more profitable to leave everyone to his way of thinking than to give way to contentious discourses.")
[Story of a Soul, Thérèse de Lisieux, ch. 9]
Sau giây phút thấm thía, đi tìm nghe tác phẩm The Imitation of Christ của vị ẩn tu được gọi là Thomas à Kempis (1380-1471).
Chia Sẻ:

Nhân ngày tình nhân

Jeff McEnery, nghe trên chương trình CBC Laugh Out Loud chiều hôm qua:
I've developed a conspiracy theory: vaginas don't really exist. I'm 22 years old and I ain't ever seen one. And until I do, screw it, I'm grouping them with unicorns...
Chia Sẻ:

Không bị áp lực

Ba dự án cùng lúc đang bị trễ dồn dập thì hôm qua phải nghỉ làm một hôm để đưa bà già tôi vào bệnh viện do bị viêm phổi (bilateral pneumonia), làm như cả thế giới của khách hàng bị ngừng quay. Có người biết thông cảm, có người không. Bình thường thì tôi thật tệ trong việc phân định thứ tự quan trọng, nhưng lần này tôi nghĩ tôi làm đúng. ;-)

Về phần mẫu thân, tôi nghi là do bà làm việc quá độ, gây kiệt sức, khả năng đề kháng bị suy yếu không chống đỡ nổi với vi trùng cúm thường gặp ở mùa này. Có bị áp lực nào khiến bà cảm thấy phải bôn ba như thế hay không thì tôi không biết. Định khuyên bà vài lời, nhưng nhớ lại sự vô hiệu quả của lời khuyên đó của phụ thân tôi đối với tôi khi xưa lúc tôi lâm vào tình trạng tương tự, nên tôi đã nín câm. Đôi khi, nói không cần phải dùng lời, và lúc này chắc chắn không phải là lúc để càm ràm. Còn một lý do nữa khiến tôi câm, nhưng mà thôi.

Chia Sẻ:

Muối trong lòng đất

Thức sớm, nghe Lm. Robert Barron của mạng WordOnFire.org giảng về Muối và Ánh Sáng ...
 
Phúc Âm theo Thánh Matthew, chương 5, có câu:
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng, "Anh em chính là muối trong đất. Nếu muối đã lạt, người ta biết lấy gì mà ướp cho mặn lại? Muối đó không còn sử dụng vào việc chi nữa, chỉ còn ném ra ngoài cho người ta chà đạp lên nó." [ Mt 5:13]
Trong một thế giới phàm tục của ngày nay, rõ ràng là "muối" đang có nguy cơ trầm trọng dễ bị "lạt".

Muối trong lòng đất có 2 công hiệu: giữ gìn, và tiêu diệt. Muối giữ cho thân thể không bị hư thối, nhưng để làm được như vậy, nó cần thiết phải tiêu diệt những thứ có thể làm cho thân thể bị hư hỏng. "Tiêu diệt" ở đây chẳng phải theo ý nghĩa bạo lực, nhưng mà là ngược lại: đem tình yêu để chống chọi với bạo lực, thậm chí đến mức độ mặc lấy lụy phiền và hiểm nguy vào thân mình.

Linh cảm mù mờ rằng, hình như Chúa đang chuẩn bị tôi để nhận lấy chén đắng nào đó trong tương lai.
Chia Sẻ:

HĐGM Canada về tính khiết tịnh

Hội Đồng Giám Mục Canada vừa công bố thư mục vụ cho giới trẻ về đời sống khiết tịnh (chastity) (GLCG 2337-2400). Ôi, ước gì ta nhận được lời giáo huấn vàng ngọc này từ lâu. Ước gì ta tiếp cận được với Thần Học về Thể Xác của JPII từ hồi 20 năm về trước.  Có lẽ vì thế cho nên hai chữ “khiết tịnh” nghe hơi xa lạ đối với tôi.  Quen hơn là “tiết hạnh” (dùng có cả phái nam lẫn nữ), nhưng có lẽ “khiết tịnh” rộng nghĩa hơn.
Vài điểm đáng ghi nhớ:
  1. Nói “không” không phải để khước từ, nhưng là để tôn trọng.
  2. Kềm chế không phải là trói buộc, mà là một sự tự do.
Chia Sẻ:

Giao thừa

Hôm nay, thức dậy, bật đài nghe tin thì biết rằng cả hai bộ giáo dục (công giáo và công lập) của thành phố Toronto cho đóng cửa các trường vì hôm qua người ta dự báo một trận bão tuyết kinh hồn sẽ ập đến làm tê liệt cả thành phố. Kết quả là:

Biết qua: blogTO.
Gợi nhớ có năm nào đó, ngài thị trưởng đã cho gọi viện trợ từ quân đội khi Toronto bị một trận bão tuyết tương đối nhẹ đánh phủ đầu.
Trên đây chỉ là đùa vui ba ngày Tết ở xứ Ngũ Đại [Tuyết] Hồ. Thật ra người dân Toronto chúng tôi luôn được may mắn mà không biết rằng mình may mắn. Tối nay xem tin tức của đài Fox 25 (Boston), biết chuyện của cặp vợ chồng già họ Kutchen: lối vào nhà của họ đã bị trận tuyết đổ đầy ngập đến lưng quần.
Và giờ thì để cho có chút hương vị của ngày xuân mà xông nhà:
Bình mai trên bàn ăn nhà Quái Khách.

Bình mai trên bàn ăn kia, hình mới chụp hồi tối này, là do Độc Cô Quái Khách tôi lại giở trò ép hoa của hai năm về trước.
Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (44) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog