---
Biết qua blog của Lm. Raymond de Souza: Tối Thứ Sáu hồi 26 tây tháng 11 vừa qua, một tín đồ Công Giáo khiêm tốn tên Tony Blair đã tranh luận với một nhà chỉ trích tôn giáo lừng danh tên Christopher Hitchens. Đề tài tranh luận: Phải chăng tôn giáo là lực lượng cho sự thiện?
Vài cảm giác cá nhân. Thứ nhất, sở dĩ nhân loại chúng ta cảm thấy cần thiết đặt ra câu hỏi trên, biểu lộ rằng thế nhân càng ngày càng hiểu sai ý nghĩa của hai chữ “tôn giáo”. Thư hai, việc bác Hitchens hay trích lời các tác giả thần học Công Giáo, cho dù trích là để chỉ trích, cho thấy bác ta cho rằng Công Giáo là tiêu biểu cho những gì người phàm hiểu là “tôn giáo”. Nếu thật vậy thì đây là một điềm hy vọng tốt lành, và những điều chỉ trích của bác ta là những thử thách cho các tín đồ Công Giáo nói riêng và mọi tôn giáo nói chung, để kiểm chứng xem niềm tin của đạo mình có phù hợp với những gì Christopher Hitchens tố cáo hay không? Những thử thách ấy là:
- Nếu quan niệm đạo đức vốn tiềm tàng trong tâm trí của mỗi người (đạo Công Giáo quan niệm điều này), vậy thì ta còn cần đến tôn giáo để làm gì?
- Phải chăng những hành động độc ác nhân danh tôn giáo là chính do các giới luật của tôn giáo gây nên? (e.g. Apologia của HY John Henry Newman; nạn diệt chủng Hutu)
- Tôn giáo khuyến khích tính kỳ thị, e.g. đạo của tôi mới là đạo thật, mọi đạo khác đều dựa trên nền tảng sai lầm?
- Tôn giáo buộc một con người tử tế có hành động tàn nhẫn, như lời của nhà Vật Lý Steven Weinberg, với luận điểm: Trong một vũ trụ luân lý bình thường, người tốt sẽ làm việc tốt và người xấu sẽ làm việc xấu; nhưng nếu bạn muốn khiến người tốt lành làm nên việc tàn ác, bạn sẽ cần đến “tôn giáo”.
- Niềm tin vào một đấng tạo hóa biến chúng ta thành những đối tượng trong một cuộc thí nghiệm ác ôn, trong đó chúng ta được tạo ra trong tật nguyền và buộc phải trở nên tốt lành, như là một thiên đường độc tài, với ước muốn luôn được tán dương bất phê phán từ sáng đến tối, chóng trừng phạt con người vì sự tự do ý chí mà đấng ấy vốn đã ban cho ngay từ đầu. Thượng Đế và một nhà độc tài khác nhau thế nào?
- Thượng Đế mà ta đang tôn thờ: a) phải chăng là một đấng thiên vị, thích phe phái trong chiến tranh và thích can thiệp vào đời sống người phàm; b) thích khơi gợi niềm sợ hãi của chúng ta về tội lỗi, về sự chết chóc, về sự xấu hổ về các sinh hoạt tình dục, gây khiếp sợ nơi trẻ em về những hình ảnh của Hỏa Ngục và sự trừng phạt vĩnh viễn, ...?
- Ích lợi chăng cho thế gian khi ta khơi gợi lòng nhẹ dạ, thay vì tính khả nghi, của con người?
- Cái nào đáng quí hơn, làm việc thiện để được phần thưởng (thiên đàng) hay làm việc thiện chỉ vì thương người, bất cần sự khen thưởng?
- Tôn giáo đem lại hạnh phúc cho người ta, vậy tại sao các tín đồ tôn giáo họ không mấy hạnh phúc?
- Phương pháp.
- Hiểu lầm.
- Kỳ thị có thể là một hệ quả, nhưng còn một hệ quả khác hoàn toàn trái ngược: lòng thương xót đối với vạn vật sinh linh.
- tôn giáo ≠ chế độ độc tài.
- tự do ý chí.
- a) Nếu Thiên Chúa thiên vị, thì chẳng qua chỉ là thiên vị giữa sự thiện đối với sự ác. b) Luật nhân quả.
- Cân bằng: nhẹ dạ quá dĩ nhiên không tốt, nhưng đa nghi quá cũng chẳng hay ho gì.
- Người "duy lý" có ai lại làm việc mà chẳng cầu lợi? Có khác chăng là người ta cầu lợi lâu dài hay là lợi trước mắt.
- Trả lời bằng 2 phần: a) vì họ đang nhận thức được rằng họ đang phụ lòng Đấng Tạo Hóa, và b) vì họ chưa thuyết phục được người thân của họ về niềm hạnh phúc vô biên kia. :-)
zesu là thang hen
Trả lờiXóaHãy chứng minh giả thuyết của bạn thử xem nào. Cớ sao lại cho rằng Ông Trời là "thằng hèn"?
Trả lờiXóa