“Science may not offer eternal salvation, but it offers the possibility of a life free from the spiritual slavery caused by an irrational fear of the unknown. It offers people the choice of self-empowerment, which may contribute to their spiritual freedom. In transforming mystery into challenge, science adds a new dimension to life. And a new dimension opens more paths towards self-fulfillment.”Chữ “spiritual slavery” và “spiritual freedom” làm tôi liên tưởng đến một câu khác vốn là quan niệm của tín đồ Công Giáo như tôi: “slavery to the truth is, in actuality, an exercise in freedom.”
[Nguồn: npr.org – Marcelo Gleiser: Why Science Matters: A Scientist's Apology]
Và tôi cũng nhớ đến vài “câu hay” khác mới nghe hôm qua trong một podcast của chương trình Catholic Answers LIVE. Bác Patrick Coffin phỏng vấn bác Kenneth Hensley, tác giả của quyển The Godless Delusion:
[~05:30, Hensley]…Imagine someone who went around trying to teach that gravity didn’t exist. He writes books on the subject, trapses around the world giving lectures about the non-existence of gravity. And yet, as he does so, he continues to walk, and his feet continue to hit the ground. And every step he takes proves his position wrong. And, furthermore, the fact that when he speaks, he doesn’t bother to glue his notes to the podium, he doesn’t bother to chain himself to the stage, proves that at some deep level he knows that his espoused position is wrong. That’s exactly the position that I believe the atheist is in.Lối lập luận cho rằng tín ngưỡng (tôn giáo) và khoa học là hai thứ tương phản với nhau—như thể để chấp nhận cái này thì người ta phải loại bỏ cái kia—là một Straw man fallacy (tự dựng lên một quan điểm phi lý của đối phương rồi nói rằng nó phi lý) . Trong lịch sử, đã có nhiều nhà khoa học nổi tiếng, và đồng thời là tín đồ Kitô giáo ngoan đạo, như Augustine, Baronius, Gallileo, Kepler, Cassini, Picard, Steno, Mendel, Riccioli, Pasteur, Lemaître, Desjardins, Coyne [nguồn: Fr. Bill’s podcast: Catholicism and Science]. Nếu đạo Thiên Chúa chống khoa học thì tại sao lại cho phép nhiều tu sĩ nghiên cứu và có cống hiến to tát vào kho tàng Khoa Học Tây Phương?
…
[~13:00, Hensley] An atheist is an image of God walking about the world, evidencing God’s existence in everything he does, every thought he has, every word he speaks, his moral nature, the choices he makes, his free will…and yet denying all the time that God exists. I think if an atheist were to try to really live in perfect consistency with his world view, he would completely implode.
[~13:30, Coffin] In a very Chestertonian way, you take the example—of this evidence of God being all around us—with the book God Is Not Great written by Christopher Hitchens…What if someone says: well, I don’t think Chris Hitchens wrote that book. I see no proof. Who knows if there is such a thing as Christopher Hitchens.
…
which is the equivalent of saying, “oh no, not only did Christopher Hitchens not write that book, but the book was the result of an explosion in the print factory that caused all the ink and the design and the cover to fall together and created millions of copies.
Cập nhật 20/10/2010 12:28PM:
Trong quá trình trao đổi với bác Hưng mấy hôm nay, tôi đọc thêm được bài SCIENCE AND RELIGION của Werner Heisenberg (cha đẻ của Nguyên Lý Bất Định trong ngành Cơ Học Lượng Tử). Bài viết kết thúc với câu chuyện này, được kể bởi nhà vật lý Niels Bohr:
Một người cùng xóm với tôi tại Tisvilde có lần treo chiếc móng ngựa trước cửa nhà. Có người quen gạ hỏi, "Bác thật mê tín thế sao? Bác thật lòng tin rằng chiếc móng ngựa kia sẽ đem lại may mắn cho bác?" Và bác ta đã trả lời: "Tất nhiên là tôi không tin, nhưng người ta nói nó có ích ngay cả khi mình không tin." :)Tôi rút ra ý này từ câu chuyện trên: có những thứ vốn là mê tín thật; nhưng cũng có thứ vốn là chân lý nhưng lại bị người ta đảo lộn thành mê tín. Tại sao con người dễ bị đánh lận như vậy? Tôi đồ rằng, do họ không có một giá trị tuyệt đối nào để nương tựa. Một khi ta không có một tiêu chuẩn tuyệt đối về "nhân đạo", thì những gì vốn là có nhân đạo sẽ dễ bị đảo thành vô nhân đạo. Những gì vốn là chân lý, thì cho dù ta có cho nó là mê tín, thì nó vẫn là chân lý.
Mỗi lần trực diện với những tư tưởng chống tôn giáo, là mỗi lần tôi được cơ hội nhận ra rằng: chí ít đối với tôi, Giáo Hội Công Giáo thân yêu đúng là Hội Thánh của Đức Chúa Trời thật, và nó thúc giục tôi hãy mau mau làm trọn những gì tôi vẫn chưa chịu làm, kẻo tôi lại tự tay khóa lấy cánh cửa Hỏa Ngục từ bên trong. Và, đối với một số người chống tôn giáo, thật không ngoài vùng khả năng nếu họ lần bước được tới ngưỡng cửa Thiên Đàng, vì họ chống tôn giáo để giúp ích cho tôn giáo.
Bác cũng biết hồi đó mọi thứ đều bị nhà thờ (Thiên Chúa) khống chế. Lý do tại sao đạo Thiên Chúa cho những tu sĩ của họ nghiên cứu khoa học đơn giản vì họ muốn thông qua những tu sĩ đó để khống chế luôn cả khía cạnh khoa học. Chứ đâu phải vì họ yêu mến khoa học và có cái ý tưởng muốn cống hiến to tát vào kho tàng Khoa Học Tây Phương. Nếu quả thật vậy thì tại khi Galileo ủng hộ thuyết trái đất xoay quanh mặt trời của Copernicus thì những người đạo Thiên Chúa lại gán tội cho Galileo và bắt ông giam tại gia?
Trả lờiXóa"Chúa cho những tu sĩ của họ nghiên cứu khoa học đơn giản vì họ muốn thông qua những tu sĩ đó để khống chế luôn cả khía cạnh khoa học"
Trả lờiXóaĐấy là lối giải thích của bác. Còn một lối giải thích khác là: Giáo Hội Công Giáo vốn không chống đối khoa học. :)
Về vụ Galileo, có thể những gì bác đọc/học được chỉ là phân nửa sự thật. Quả là Galileo bị hàm oan bởi sự sai lầm của một số người đại diện cho Giáo Hội; nhưng Giáo Hội Công Giáo nói chung chưa bao giờ có tuyên bố rằng thuyết trái đất xoay quanh mặt trời(heliocentrism) là rối đạo (heresy).
Mời xem thêm, Why Did the Catholic Church Condemn Galileo, và The Gallileo Controversy.
Như đã được nhắc trong Catholicism & Science podcast của Lm. Bill Holtzinger, Thánh Augustine của Thành Hippo, từ đầu thế kỷ thứ V, là một trong những người đầu tiên trong Giáo Hội hưởng ứng Khoa Học, lúc bấy giờ được gọi là triết học tự nhiên (natural philosophy). Trong tác phẩm Literal Commentary on Genesis (De Genesi ad Litteram), ông đã viết rằng: khi cách hiểu của ta về Kinh Thánh (tôn giáo) và Thiên Nhiên (khoa học) tạo mâu thuẫn với nhau, thì ta cần phải xét lại cách hiểu của ta về một trong hai thứ ấy. Thiên Chúa, vốn là đấng tạo ra thiên nhiên và đồng thời linh cảm cho Kinh Thánh, không thể nào tự mâu thuẩn với chính mình. (nguồn: catholic.com: HOW AUGUSTINE REINED IN SCIENCE)