Khoa học và tín ngưỡng

Bác Hưng, bên Blog Khoa Học Máy Tính mà tôi thường theo dõi, vừa trích câu này mà bác cho là hay, làm tôi cảm thấy … ngứa mấy ngón tay:
“Science may not offer eternal salvation, but it offers the possibility of a life free from the spiritual slavery caused by an irrational fear of the unknown. It offers people the choice of self-empowerment, which may contribute to their spiritual freedom. In transforming mystery into challenge, science adds a new dimension to life. And a new dimension opens more paths towards self-fulfillment.”
[Nguồn: npr.org – Marcelo Gleiser: Why Science Matters: A Scientist's Apology]
Chữ “spiritual slavery” và “spiritual freedom” làm tôi liên tưởng đến một câu khác vốn là quan niệm của tín đồ Công Giáo như tôi: “slavery to the truth is, in actuality, an exercise in freedom.”
Và tôi cũng nhớ đến vài “câu hay” khác mới nghe hôm qua trong một podcast của chương trình Catholic Answers LIVE. Bác Patrick Coffin phỏng vấn bác Kenneth Hensley, tác giả của quyển The Godless Delusion:
[~05:30, Hensley]…Imagine someone who went around trying to teach that gravity didn’t exist. He writes books on the subject, trapses around the world giving lectures about the non-existence of gravity. And yet, as he does so, he continues to walk, and his feet continue to hit the ground. And every step he takes proves his position wrong. And, furthermore, the fact that when he speaks, he doesn’t bother to glue his notes to the podium, he doesn’t bother to chain himself to the stage, proves that at some deep level he knows that his espoused position is wrong. That’s exactly the position that I believe the atheist is in.

[~13:00, Hensley] An atheist is an image of God walking about the world, evidencing God’s existence in everything he does, every thought he has, every word he speaks, his moral nature, the choices he makes, his free will…and yet denying all the time that God exists.   I think if an atheist were to try to really live in perfect consistency with his world view, he would completely implode.
[~13:30, Coffin] In a very Chestertonian way, you take the example—of this evidence of God being all around us—with the book God Is Not Great written by Christopher Hitchens…What if someone says: well, I don’t think Chris Hitchens wrote that book. I see no proof. Who knows if there is such a thing as Christopher Hitchens.

which is the equivalent of saying, “oh no, not only did Christopher Hitchens not write that book, but the book was the result of an explosion in the print factory that caused all the ink and the design and the cover to fall together and created millions of copies.
Lối lập luận cho rằng tín ngưỡng (tôn giáo) và khoa học là hai thứ tương phản với nhau—như thể để chấp nhận cái này thì người ta phải loại bỏ cái kia—là một Straw man fallacy (tự dựng lên một quan điểm phi lý của đối phương rồi nói rằng nó phi lý) . Trong lịch sử, đã có nhiều nhà khoa học nổi tiếng, và đồng thời là tín đồ Kitô giáo ngoan đạo, như Augustine, Baronius, Gallileo, KeplerCassini, Picard, Steno, Mendel, Riccioli, Pasteur, Lemaître, Desjardins, Coyne [nguồn: Fr. Bill’s podcast: Catholicism and Science]. Nếu đạo Thiên Chúa chống khoa học thì tại sao lại cho phép nhiều tu sĩ nghiên cứu và có cống hiến to tát vào kho tàng Khoa Học Tây Phương?
Cập nhật 20/10/2010 12:28PM:
Trong quá trình trao đổi với bác Hưng mấy hôm nay, tôi đọc thêm được bài SCIENCE AND RELIGION của Werner Heisenberg (cha đẻ của Nguyên Lý Bất Định trong ngành Cơ Học Lượng Tử). Bài viết kết thúc với câu chuyện này, được kể bởi nhà vật lý Niels Bohr:
Một người cùng xóm với tôi tại Tisvilde có lần treo chiếc móng ngựa trước cửa nhà. Có người quen gạ hỏi, "Bác thật mê tín thế sao? Bác thật lòng tin rằng chiếc móng ngựa kia sẽ đem lại may mắn cho bác?" Và bác ta đã trả lời: "Tất nhiên là tôi không tin, nhưng người ta nói nó có ích ngay cả khi mình không tin." :)
Tôi rút ra ý này từ câu chuyện trên: có những thứ vốn là mê tín thật; nhưng cũng có thứ vốn là chân lý nhưng lại bị người ta đảo lộn thành mê tín.  Tại sao con người dễ bị đánh lận như vậy? Tôi đồ rằng, do họ không có một giá trị tuyệt đối nào để nương tựa. Một khi ta không có một tiêu chuẩn tuyệt đối về "nhân đạo", thì những gì vốn là có nhân đạo sẽ dễ bị đảo thành vô nhân đạo. Những gì vốn là chân lý, thì cho dù ta có cho nó là mê tín, thì nó vẫn là chân lý.
Mỗi lần trực diện với những tư tưởng chống tôn giáo, là mỗi lần tôi được cơ hội nhận ra rằng: chí ít đối với tôi, Giáo Hội Công Giáo thân yêu đúng là Hội Thánh của Đức Chúa Trời thật, và nó thúc giục tôi hãy mau mau làm trọn những gì tôi vẫn chưa chịu làm, kẻo tôi lại tự tay khóa lấy cánh cửa Hỏa Ngục từ bên trong. Và, đối với một số người chống tôn giáo, thật không ngoài vùng khả năng nếu họ lần bước được tới ngưỡng cửa Thiên Đàng, vì họ chống tôn giáo để giúp ích cho tôn giáo.
Chia Sẻ:

Cung Tự Phục Hổ Quyền – Học lại từ đầu

Từ hôm được bác Lê Long chỉ điểm cho, tôi đã ngưng không luyện tiếp bài quyền Phục Hổ sau khi đã tập xong 58 chiêu (toàn bài có 93 chiêu), e học lóm đã sai phương pháp.  Tức là, đã gián đoạn hơn một năm không tập luyện chiêu mới.

Hôm 26/09 tôi bấm bụng đặt mua băng DVD hướng dẫn của sự phụ Wing Lam (Lâm Vịnh Quan?), chiều nay họ đã đưa tới nhà. Tối nay vừa tập xong bài học 1 (trong 18 bài). Chưa chi đã thấy thật không uổng $56USD tí nào.

Chia Sẻ:

Hoàng đế

Vừa đi thăm hoàng đế tương lai (Marcus Aurelius)—bé cháu trai của tôi—sanh 3.7kg hồi sáng Thứ Tư.

Chia Sẻ:

Giỗ Ông Nội 2010

Trưa hôm Thứ Sáu vừa rồi, thấy thư của Nhị Đệ tôi gửi cho Phụ Thân, và CC cho tôi, với một câu hỏi ngắn gọn:

P & M wrote on 30/09/2010 1:11 PM:
Ba,
Ngày dỗ Ô Nội năm nay Ba có định làm gì không?
Câu hỏi đơn giản làm sao, mà khiến tôi nghẹn đắng cổ họng. Lần này, tôi không còn can đảm lẫn tự tin để lên tiếng.

Giỗ Ông Nội tôi (27-08 AL) năm nay rơi vào ngày Thứ Hai, 4 tây tháng 10. Trưa hôm nay (Chúa Nhật), Nhị Đệ tôi lên Toronto. Phụ thân tôi rũ cả bọn đi nhà hàng ăn Điểm Sấm. Ông dành một chỗ ngồi cho Ông Nội tôi, một dĩa thức ăn, và một chai bia Budweiser. Ba tôi rõ là một người con hiếu thảo. Câu chuyện trên bàn ăn thoáng nhắc đến Thất Thúc và Ngũ Cô, rồi quay về cuộc sống hằng ngày của mọi người đang hiện diện. Tôi thoáng ý thức được cơ hội “truyền bá đức tin” đối với gia đình tôi—quan niệm cúng giỗ trong đạo Công Giáo—nhưng tôi đã lặng câm.Mấy năm gần đây, vào mỗi dịp giỗ ông bà, tôi cố chép lại một vài câu chuyện xưa, tồn đọng từ nơi ký ức nghèo nàn này, để sau này con cháu còn có được chút ấn tượng về cội nguồn. Năm 2008, tôi đã có kể về lúc Ông Nội qua đời. Nay nhớ thêm, lúc đó Bà Nội tôi bảo tôi đứng chắp tay bên cạnh quan tài để hầu Ông. Tôi đứng hầu một hồi thì cảm thấy …mắc đái, nhưng lại không dám bỏ chỗ đi. Được một lát thì không chịu nỗi nữa, tôi bật òa lên khóc. Bà con bèn xúm tới. Bà Nội tôi--lòng luôn nghĩ tốt về con cháu—bảo: “chắc nó nhớ thương Ông Nội nó nên nó khóc.” Tôi nghe thấy êm tai, bèn xuôi theo. Nhưng được vài phút lại chịu không nỗi nữa, bèn nói với Nội là con mắc đái. Nội dẫn ra sau hè, bảo “con đái đi”. Khổ nỗi, tôi rặn quá trời mà đái không được nữa, thoạt đầu tưởng bị bí đái. Nhưng sau rồi đâu cũng vào đấy. Rồi thì Nội cho chạy đi chơi, không bắt đứng hầu nữa.

Sau đó, Nội lên Sài Gòn giúp Ngũ Cô buôn bán, để tôi ở lại Gò Công với Thất Thúc, vì tôi đang đi học. Thời ấy tôi được Ngũ Cô tặng cho biệt danh “Thỏ Đế” vì tính sợ ma. Thất Thúc dạy tôi mỗi tối nấu cơm tối xong thì bưng lên bàn thời cúng Ông Nội trong lúc thúc làm trong đồng ruộng (cách nhà 1km) phải về tối. Tôi dọn cơm, đốt nhang xong thì leo lên giường trùm mền lại để… trốn ma. Thi thoảng lén he hé mí mền lên nhìn về hướng bàn thờ, thấy dưới bóng đèn dầu lòe loẹt, con mèo hàng xóm nó phóng lên bàn thờ đớp đồ ăn vô tư, sợ quá không dám xuống đuổi mèo. Có hôm tôi “teo” quá kềm không đặng, bèn tốc mền, ba giò bốn cẳng chạy lên nhà Bác Ba Giáo chơi, chờ Thất Thúc đi làm về ngang thì đón tôi về.

Cập nhật 07/10/2010 12:59PM ET:

Mới vừa thấy tin nhắn của cô em họ tôi (con gái lớn của Thất Thúc):
(06/10/2010 1:24:22 PM): hôm qua em về với cô Năm,2 cô cháu đi về trong ngày bằng xe máy, vì công việc nên em chỉ nghỉ được 1 ngày thôi, cô 5 cũng bận việc nhà cửa,12 này là cô 5 fải chuyển nhà đi rồi. À, năm nay có Bác tư về nữa anh ạ, ổng ốm nhách mà đen thui…
Đọc đến đấy làm tôi nhớ thêm một câu chuyện. Nhớ chuyện nào bèn ghi ngay xuống chuyện nấy, kẻo thời gian xóa nó đi mất.

Mấy ngày trước khi Ông Nội qua đời, Tứ Thúc tôi, mỗi tối sau khi đi làm về, ông bắt ghế ngồi hầu bên cạnh giường bệnh của Ông tôi để tâm sự: “Ba, Ba thấy đỡ không Ba? Ba có biết là con thương Ba không Ba?” Ông Nội tôi thì thào, “Biết, mà mới biết bây giờ.” Câu trả lời ngắn ngọn của Ông Nội đã được hiểu theo hai cách khác nhau. Bà Nội tôi đã kể đi kể lại chuyện này nhiều lần. Theo Bà thì, Ông Nội tôi trách Tứ Thúc đã chờ đến lúc Ông gần chết mới quan tâm. Hồi năm 1998 khi tôi về Việt Nam dự đám tang của Bà Nội tôi, Tứ Thúc tôi nhắc lại câu chuyện này và tôi hiểu rằng Thúc đã hiểu câu trả lời năm xưa theo cách khác. Thúc cảm thấy được an ủi bởi lòng hiếu thảo với cha từ bấy lâu (mà mọi người không nhìn thấy) cuối cùng đã được công nhận trong giây phút chia ly ấy.
Chia Sẻ:

Loạn khứu giác?

Tối nay cặp mũi của tôi tự nhiên nghe phảng phất mùi khói thuốc lá, mặc dầu nhà tôi không có ai hút thuốc cả. Nhà hàng xóm đâu vách kế bên tôi có một cậu hay ra bậc thang trước nhà  ngồi hút thuốc, nhưng nếu tôi nhớ không lầm, lâu nay tôi đâu có ngửi mùi lạ này trong nhà mình bao giờ.

Viêm xoang, hay là tâm thần có vấn đề?

Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (45) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog