Tối nay tình cờ đọc được tin cũ này trên mạng Catholic News: “Nun excommunicated, loses hospital post over decision on abortion”.
Một trong những nan đề thời đại của đạo Công Giáo liên quan đến việc phá thai. Từ góc nhìn của một người y sĩ: nếu hoàn cảnh buộc ta phải giết một người để cứu một người, thì ta chọn cứu người nào? Đó là thử thách mà Sơ Margaret Mary McBride—một người vốn được mệnh danh là “lương tâm đạo đức của cả một [bệnh viện Thánh Giuse, thành phố Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ]”—đã trải qua. Bệnh nhân là một phụ nữ mang thai được 11 tuần, bị mắc chứng tăng huyết áp phổi (pulmonary hypertension), có thể sẽ dẫn đến tử vong cho người mẹ nếu tiếp tục thai nghén cho đến ngày sanh đẻ. Sơ Margaret là một người trong Ban Luân Lý của BV, có trách nhiệm đề nghị với bác sĩ rằng nên tiến hành việc phá thai hay không.
Nếu là thánh nữ Gianna Berretta Molla, vấn đề xem chừng thật dễ giải, khi bà nói với chồng nguyện vọng của mình: “Nếu phải chọn giữa em và con mình, thì xin anh đừng do dự: hãy chọn con. Em đòi hỏi anh phải cứu mạng đứa bé trước hết.” Có được tấm lòng hy sinh cao cả như thế đấy quả là hiếm hoi thật nhỉ. Một mặt, đó là một trong những giáo huấn của đạo Công Giáo: “Không tình thương nào cao cả hơn khi một người chịu hy sinh tánh mạng mình vì bạn hữu của mình (Gioan 15:13)”. Mặt khác, không ai lại nói rằng, “Tôi buộc bạn phải hy sinh mạng mình để cứu sống cho người kia”.
Vừa rồi tại công ty em có 1 trường hợp tương tự như vậy,chị đã hy sinh mạng sống mình để cứu đứa con.
Trả lờiXóaNhưng khi chị mất mọi người trách chị và gia đình chị vì đã không suy nghĩ cho đứa con lớn và đứa con mới sinh ra phải mất mẹ, chúng phải sống 1 cuộc sống không có tình yêu và sự chăm sóc của Mẹ, người mà không ai có thể thay thế được.
Có thể tôi chưa hiểu thấu nội tình của câu chuyện mà KA đã nêu. Tôi không hiểu họ trách chị chỗ nào, trong khi chị chỉ có 2 cách lựa chọn: 1) chị sống và đứa nhỏ chết; hoặc 2) đứa nhỏ sống và chị chết.
Trả lờiXóaNếu phải chọn giữa 1) tàn nhẫn với đứa nhỏ (vì không cho nó cơ hội được sống), và 2) tàn nhẫn với đứa lớn (vì không cho nó cơ hội được sống bên cạnh mẹ), thì chẳng phải cách chọn #2 bớt tàn nhẫn hơn sao?
Chưa kể việc so sánh chênh lệch giữa một tấm lòng tự nguyện hy sinh cao cả của một người mẹ, so với một sự bức tử đối với thai nhi chưa đủ khả năng để tự bênh vực cho chính mình.
Kèm trong vấn đề là một sự phó thác mọi việc cho Đấng Tạo Hóa khi bản thân đã cố gắng hết khả năng, và biết rằng người làm chủ mọi sự không phải là mình mà chính là Thượng Đế. Và dường như, người ta phản ứng như thế nào trong hoạn nạn, tùy thuộc vào việc họ có tuyệt đối trông cậy vào Đấng Toàn Năng hay không. ;-)
Mọi người trách chị vì chị đã để 2 đứa con sống mồ côi Mẹ.
Trả lờiXóaNếu chị tiếp tục sống, đứa con lớn của chị không bị mồ côi và chị cũng có thể sinh tiếp đứa con khác.
Qua thực tế em biết được rằng những người trách chị và gia đình chị là những người chưa biết và không tin vào Thượng Đế anh ạ.
"Nếu chị tiếp tục sống, đứa con lớn của chị không bị mồ côi và chị cũng có thể sinh tiếp đứa con khác."
Trả lờiXóaÀ, phải chăng đây là hiện thân của cái mà ĐTC JPII gọi là "nền văn minh của sự chết" (a "culture of death").
"em biết được rằng những người trách chị và gia đình chị là những người chưa biết và không tin vào Thượng Đế anh ạ."
Biết đâu đây là cơ duyên "truyền bá Phúc Âm" cho bạn đấy, KA à, qua sự linh hướng của Chúa Thánh Thần. ;)