Tối hôm qua về, lọ mọ tới gần 1h sáng, đã giải quyết xong Vấn Đề #2.
Tôi tháo ra tất cả để kiểm tra lại cái vòng sáp (wax ring), sửa vị trí hai con vít lại cho song song với nhau, dùng tay ấn nhẹ chung quanh viền cho kín, và khi vừa đặt bồn cầu xuống, vừa mọp đầu sát đất để ý cho lỗ thoát nước nằm ngay vị trí với miệng vòng sáp. Dường như nếu đặt vị trí của hai con vít sao cho chính xác, thì tự nhiên đâu sẽ vào đấy, không cần xê dịch đáy bồn sau khi đã đặt xuống (xê dịch sau khi đặt xuống có thể đã tạo chỗ hở mấy lần trước).
Đặt bồn cầu xuống xong, siết ốc bằng tay, rồi tôi ngồi lên bồn, dùng trọng lượng của mình để dằn xuống cho sát, và dùng mỏ-lếch siết ốc cho chặt (nhưng không chặt quá). Xong xuôi đâu đó, tôi lau khô chung quanh đế bồn, rồi lấy xô đổ thử 6L nước vào bồn để dò xem còn rò rỉ ra không. Tôi thở phào khi không thấy có nước rỉ tràn ra bên dưới. Tiếp theo, tôi gắn bồn nước vào, rồi lại thử bỏ vào vài lọn giấy vệ sinh và nhấn nút xả nước: Không nghẹt cầu! Mọi việc như vậy coi như tạm thời ổn.
Dear Hải !
Trả lờiXóaChưa yên đâu. Đã bị rồi là bị đi bị lại hoài. Trừ khi giải quyết dứt điểm : ĐÀO HẦM MỚI.
Về nguyên tắc: bồn cầu không thể nghẹt được - đặc biệt của Nam.
Không biết đường ống đó có đi chung với phòng nào / nhà nào không ? Dài hay ngắn ? Có mấy cua ? Đặt mấy Core ? Core 90 hay co lơi ?
Ống thoát hơi đi lên cũng rất quan trọng nhưng không thấy Hải đề cập.
Yến Anh: Ở xứ Rừng Phong nơi tôi cư ngụ, đường ống thãi chạy thẳng ra trạm xử lý của thành phố, chứ không đào hầm chứa ngay tại nhà. Cho nên, cùng lắm, nghẹt đường ống (sẽ là trường hợp đau đầu hơn nếu nghẹt đường ống chính) là phải mướn người đem máy đến hút và đả thông, phí tổn khoảng $180CAD/giờ.
Trả lờiXóaVề việc "bồn cầu không thể nghẹt được", thoạt đầu tôi cũng tưởng vậy, nhưng sau khi tham vấn với anh thợ thì được biết, quả thật, sau nhiều năm, do bị chất khoáng đóng bám bên trong, bồn cầu sẽ bị yếu đi, không rút nước mạnh như xưa, dẫn đến tình trạng bị nghẹt thường xuyên.
Trường hợp nữa là nếu nhà anh có nhóc tì nào tinh nghịch, vứt quả banh nhỏ hay quả táo nhỏ vào bồn rồi bấm nút xả, thì bồn bị nghẹt là cái chắc. Trong trường hợp này, dùng "thiết xà" để đả thông.
Trong trường hợp của tôi, từ hôm thay tới nay, bồn mới vẫn hoạt động ổn thỏa, không bị nghẹt.
Dear Hải,
Trả lờiXóaKhoáng cặn cũng không gì ghê gớm vì cùng lắm là dày 5mm là cùng. Vấn đề là "bụng chứa" và "hơi". Việc mở bồn cầu ra và lắp lại là vô tình giải quyết vấn đề "hơi" một cách tạm thời. Lực hút bên dưới không có theo nguyên tắc Cầu Kéo/Chi Đẩy.
Về hơi : lâu ngày, độ nén lũy thừa của nó sẽ làm nghẹt lại, nếu không được giải quyết dứt điểm.
Đường ống dài cũng là một nhược điểm: Cách đây 5 năm, Yến Anh dẫn một đường ống 18m, độ dốc 7%, ống phi 110. Cười hề hề sau thời gian dài không thấy động tĩnh gì. Bấm nút, nước đi cái ót. Mới đây bị liên tục, do giữa trung lộ 6m, là xe hơi của mình cán qua cán lại hằng ngày, nên ống lâu ngày bị võng.
Tức mình: Đào hầm mới với phương châm : MẬP + SÂU + NGẮN.
MẬP : Đường ống thật to.
SÂU : Đào cho thiệt sâu.
NGẮN: Đi đường ống cự ly ngắn.
Regards
Yến Anh