Tha Thứ

Bác Phạm Hồng Ân viết trên Việt Báo Daily Online về thảm cảnh 30/4/1975, đọc mà không khỏi xúc động:

Hình ảnh thương tâm nhất, đập vào tâm trí chúng tôi dấu ấn khó nhạt nhòa : xác người đàn bà ôm con cứng ngắt trong lòng, trôi lềnh bềnh dưới nước. Bà bị sợi dây thừng dài quấn quanh cổ, đầu dây phía kia dính vào mảnh ván ghe, kéo nhau lều bều theo sóng. Còn đứa bé như nhắm nghiền mắt vô tư, hồn nhiên ngậm bầu vú mẹ đang căng rữa , trần trụi.

Câu hỏi thoáng lên trong đầu, rằng tại sao người ta lại ùng ùng tháo chạy như thế. Và, ngay trong bài viết, bác Ân đã trả lời:

Họ sợ diễn lại cảnh giết người tập thể ở Huế, hồi tết Mậu Thân năm xưa.

Và sau cùng, bác Ân kết thúc bài viết bằng một mẫu gương thật hay:

Và điều đặc biệt nhất, cứ mỗi năm đến ngày 30 tháng Tư, chúng tôi dọn một mâm cơm, cầu nguyện và tưởng tiếc đến những chiến sĩ vị quốc vong thân, những người đã cống hiến cuộc đời, đã hy sinh một thời tuổi trẻ cho đất nước Việt Nam...

Tôi cũng cần nên đọc vài câu kinh, cầu cho vong hồn của họ, những bậc cha chú của tôi, người lính và sĩ quan VNCH. Cho dù bản thân họ có vấp phải khuyết điểm gì, họ thật sự đã hy sinh vì nước, vì dân, vì chính nghĩa tự do dân chủ.

Thi thoảng tôi lại thoáng lên ý nghĩ, nếu chính quyền CSVN chính thức đứng ra xin lỗi dân tộc vì những sự cố như Thảm sát tại Huế Tết Mậu Thân và những ngược đãi đối với chính đồng bào mình trong các trại tù cải tạo sau ngày “giải phóng”, thì chắc vết thương năm 1975 đã sớm lành. Nhưng rồi, hôm nọ đọc bài  “Những con đường hòa hợp để yêu thương” trên blog Hiệu Minh, thấy có người phản hồi:

…nếu cứ cố đi tìm ‘tội lỗi’ rồi chờ đợi ‘ai đó’ nhận lỗi, liệu tiến trình hòa giải có bị chậm quá không? Tại sao chúng ta không bước qua tất cả những tội lỗi ấy để hướng đến sự cảm thông và lòng yêu thương.

Ý kiến trên làm tôi nhớ đến chương trình DNTO của đài CBC, phát thanh hôm 20 tháng 2 vừa rồi với chủ đề Tha Thứ (nghe dạng podcast ở đây), đã đặt câu hỏi: Làm sao có thể tha thứ kẻ không hề muốn được tha thứ? 

Vấn đề then chốt, vốn vẫn luôn tồn tại trong quá trình cư xử giữa người và người, là: làm sao vẫn giữ được quan hệ lành mạnh, hòa đồng với đối tượng, ngay cả khi họ đối nghịch với quan điểm của mình. Câu trả lời của ĐTC Beneđictô XVI hồi 2005, nhân dịp xem tập phim về cuộc đời của ĐTC Gioan Phaolô II, và được lập đi lập lại trong rất nhiều dịp khác sau đó: Chúng ta cần phải không ngừng nổ lực cho sự thứ tha, vì đó là cách duy nhất để chiến thắng tà ác. Cũng như lời Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxicô Assisi: “Vì chính khi thứ tha, là khi được tha thứ”.  Cũng như lời của Chúa Giêsu Kitô dạy ta cầu nguyện: “Lạy Cha chúng con ở trên Trời …[xin] tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.”  Từ góc nhìn của tín đồ Kitô giáo, dường như con đường tha thứ là con đường duy nhất để đi.

Chia Sẻ:

“Con có tin cậy bố không?”

Qua những sự kiện thời sự gần đây quanh vụ lạm dụng trong Giáo Hội Hoàn Vũ, và vụ bổ nhiệm Tổng Giám Mục Phó cho Hà Nội trong Giáo Hội Việt Nam, tôi liên tưởng dường như thử thách mà Thiên Chúa đang đặt lên đàn chiên của Ngài trong thời đại ngày nay, cũng như trong mọi thời đại, là: vâng phục, hiệp thông, và phó thác.  Sa-tăng lúc xưa do bất vâng phục nên đã sa ngã. A-dong và E-và cũng do bất vâng phục mà sa ngã. Và qua bài Lạy Chúa, con không hiểu nổi của bác Nguyễn Hữu Vinh, tôi nãy lên ý tưởng rằng dường như chúng ta chỉ “vâng phục” khi sự việc được xuôi theo nguyện vọng của mình, và khi việc xãy ra ngược với ý mình, thì ta lại dọa đòi từ bỏ Giáo Hội.  Gợi nhớ câu nói của Thánh Y Nhã (Ignatius Loyola):

Để chúng ta được hiệp nhất trong ý chí cũng như trong việc vâng phục Giáo Hội, nếu Nàng định nghĩa cho những vật gì đó là  “màu đen” mặc dầu đối với mắt ta nó xem chừng như là “màu trắng”, thì ta nên gọi nó là “màu đen”. Vì bởi, chúng ta phải tin tuyệt đối, rằng Thánh Linh của Chúa Cứu Thế, và Thánh Linh của Giáo Hội Chính Thống, hiền thê của Ngài, là một.

Câu hỏi đang đặt ra không những chỉ là “[con] có yêu bố không”, mà là “con có tin cậy nơi bố không”. Nếu “con” tin cậy “Bố”,  nhưng “con” chê bai, thậm chí từ bỏ Hiền Thê mà “Con Bố” đã chọn, thì chẳng khác nào “con” nghi ngờ sự lựa chọn của “Bố”. Thế thì con “tin cậy” “Bố” đến mức độ nào?

Quan niệm “ý dân là ý Trời” nó chính xác ghê gớm đến độ khi Chúa Giêsu bị dân Ngài hô hào “Hãy đóng đinh nó đi!”, thì đó cũng là ý Trời. Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, hãy còn rất nhiều thứ mà con người nhỏ bé của chúng ta “không hiểu nổi”. Thay vì một, chính quyền Hà Nội từ nay sẽ phải đối phó với hai “cây gai”.

Chia Sẻ:

Cuối tuần 26/04/2010

Chiều nay nhà tôi nấu nồi bún riêu. Bá chấy!  Cùng dịp tam Muội tôi xuống chơi. Cô Bé này ngộ, mỗi lần muốn ghé thì không nói thẳng, chỉ nhắn tin vỏn vẹn: “What ya doing?” Không dịp gì đặc biệt. Chỉ đơn giản là ghé chơi tí rồi thì về. Nếu là mẫu thân tôi thì chắc bà sẽ nói “nó đi làm tình báo”. :-)

Nhắc chuyện nhắn tin, hôm Thứ Tư rồi thấy Cửu Thúc tôi email ngắn gọn: “Hải, con nói ba con và P gom cho cho chú mượn tạm 20000CAD để bù khoản hụt xây nhà, khi nào nhận tiền bồi thường chú sẽ trả lại…”. Tối Thứ Bảy, phụ thân tôi đi làm về, ghé nhà tôi. Hai cha con điện về VN “phỏng vấn“. Trong hoàn cảnh hiện giờ, số tiền này vượt quá khả năng tôi. Nhưng, người nhà tôi bên đây, nếu nhận xét phản ứng của tôi trong chuyện này, có thể thấy là tôi quá “sốt sắng”. Tôi sốt sắng đơn giản có 2 nguyên nhân:

  1. Các chú cô của tôi là những người đã trông nom cho sinh mạng của tôi trong lúc phụ thân tôi đi “học tập cải tạo”. Căn bệnh hiểm nghèo lúc tôi được 7-8 tuổi, nếu không có họ thì chắc giờ này tôi không còn tồn tại trên thế gian.
  2. Chú tôi trong hơn 20 năm nay chưa hề lên tiếng mượn/xin tôi đồng nào. Chứng tỏ ông đã cân nhắc rất kỹ trước khi mở lời.

Mẫu thân tôi hay so bì rằng tôi nặng tình với bên Nội hơn bên Ngoại. Trong vấn đề “ân nghĩa”, và trên phương diện của cái “nghĩa”, thì tôi làm việc trong khả năng, và chỉ vượt khả năng nếu nó liên quan đến con cái tôi. Nhưng đối với những người có ân sâu nặng với tôi như Ngũ Cô và các Thúc Thúc tôi, tôi sẵn sàng làm vượt quá khả năng, cho dù đã từ lâu rồi phụ thân tôi dường như đã không còn xem tôi như con cháu trong dòng họ của ông nữa.

Chia Sẻ:

Nhân đọc bài viết của cô Đỗ Ngọc Bích

Dự luận mạng mấy ngày nay xôn xao về bài viết của cô Đỗ Ngọc Bích trên Diễn Đàn BBC: Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc. Chính xác hơn là họ chữi cô ta tới tắt bếp. Tôi đọc những bình luận ở đây, ít thấy ai bênh vực cho cô ấy cả. Tôi thấy dường như Ban Việt Ngữ BBC đã làm một thí nghiệm khá độc đáo: một người lên tiếng bênh vực cho chính quyền Việt Nam, mà lại bị toàn thể người Việt trong nước và ngoài nước nhiệt liệt phản đối. Thế có phải chăng, cả dân tộc Việt Nam ngày nay đều đã biến thành “bọn phản động” hết rồi sao? Nếu thật là như vậy thì chính quyền Hà Nội gặp nguy to. :-)

Đọc câu “dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc”, làm tôi nhớ lại chút sự kiện cá nhân. Hồi năm 1992, trong dịp đi làm mùa nghỉ hè, anh quản lý tôi (một người Việt) dẫn tôi tới nhà một người quen chơi. Nhìn mặt tôi giống Ba Tầu, họ hỏi có phải tôi là người Tầu không. Tôi thưa, tôi là người Việt. Họ hỏi tôi họ gì. Tôi thưa, tôi họ Trần. Họ bảo, họ Trần là người Tầu chứ còn gì. Tôi ấm ức, định châm lại một câu “Vậy vua Trần Nhân Tông cũng là người Tầu à?”, nhưng tôi đã nín câm, không nói gì thêm. Sở dĩ tôi giống Tầu là do Ông Ngoại tôi là người Tầu, không can hệ gì với họ Trần do bên Nội tôi ban tặng.

Chia Sẻ:

Mùa dị ứng lại đến

Hôm qua trú trong nhà suốt ngày, đột nhiên bị hắt xì hơi như điên, đến độ tưởng chừng ngữi được mùi máu. Ngỡ rằng dạo này nhà đã bị đóng bụi nặng. Sáng nay xem tin tức mới sực nhớ. Hóa ra Dị Ứng lão gia đã đến viếng Bắc Mỹ theo chu kỳ hằng năm.

Hôm nay có ra ngoài đôi chút, hít được ti tí phấn hoa. Có lẽ do vậy mà hôm nay không bị hắt xì. Coi như là “dĩ độc trị độc” ấy.

Chia Sẻ:

Thư ngỏ của TGM Thomas Collins gởi tín hữu Toronto

Tổng Giáo Phận Toronto vừa công bố thông điệp của Tổng Giám Mục Thomas Collins, sẽ được đọc trong Thánh Lễ cuối tuần này ở 225 giáo xứ  tại Toronto.  Trên trang nhà archtoronto.org thấy có bản dịch tiếng Tầu, tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Ba Lan, và tiếng Bồ Đào Nha, nhưng không thấy tiếng Việt, nên dưới đây tôi không biết tự lượng sức mình, lạm dịch thử xem:

Ngày 17 tháng 4 năm 2010

Gởi các linh mục và cộng đồng dân Chúa nơi Tổng Giáo Phận Toronto:

Chúa Kitô, vị Chủ Chiên Nhân Lành của chúng ta, là tấm gương cho tất cả linh mục được mời gọi làm đày tớ thánh thiện cho Chúa Phục Sinh của chúng ta. Đây quả thật là những chuỗi ngày hy vọng, tuy rằng chúng cũng là những chuỗi ngày đau khổ cho người Công Giáo chúng ta. Trong mấy tuần gần đây, dường như không một ngày nào trôi qua mà chúng ta không được nghe nhắc đến những vị mục tử lạm dụng tình dục đối với những con chiên mà họ đã được giao phó trách nhiệm chăm sóc, hoặc sự thiếu sót của bậc bề trên của họ trong việc ứng xử với những trường hợp ấy. Chúng ta cần phải luôn biết ơn khi việc làm sai trái được khơi bày, vì bởi sự khơi bày ấy có thể dẫn đến sự phục hồi. Tuy nhiên, đối diện với sự chỉ trích không nguôi, người tín hữu Công Giáo cũng như hàng giáo sĩ không khỏi có cảm giác chán nản, bực tức, rối rắm, và xấu hổ.

Vì thế, tôi xin đệ lên một vài quan điểm với quí vị.

Chúng ta là một Giáo Hội với hơn một tỷ người Công Giáo khắp toàn cầu. Chúng ta hoan hỷ trong công việc làm chứng cho đức tin nơi Đức Kitô, được thực thi hằng ngày bởi những người Công Giáo—giáo dân, giáo sĩ, và tu sĩ. Nhưng khi chúng ta--một cá nhân hay một cộng đồng--vấp ngã, chúng ta cần thiết phải nhìn nhận sự kiện đó. Chúa Giêsu thuở xưa đã ban Bí Tích Cáo Giải cho các tông đồ Ngài quả là có lý do chính đáng. Mọi người trong chúng ta đều cần đến bí tích ấy.

Như tôi đã từng nói với các linh mục của Tổng Giáo Phận ta vào mấy tuần trước trong dịp Lễ Sức Dầu:

“Người ta trông cậy rằng những bậc, vốn đã được thánh hóa bởi Dầu Thánh, sẽ cư xử với tư cách đạo đức gương mẫu, và không bao giờ bội bạc với sự tín nhiệm xứng đáng với một vị linh mục Công Giáo. Thế nhưng, thật nhục nhã cho chúng ta khi một số trong chúng ta đã sử dụng món quà tuyệt vời là chức vụ linh mục thánh thiện ấy để thỏa mãn dục vọng cá nhân, lừa dối trẻ ngây thơ và phá hoại cuộc đời họ. Khi việc ấy xãy ra, sự quan tâm hàng đầu của chúng ta phải là những người trẻ vô tội bị lạm dụng, để giúp đỡ họ vượt qua khổ đau, và quyết tâm đi bất cứ bước nào cần thiết để bảo đảm với tận khả năng mình rằng việc ấy sẽ không tái diễn. Ai trong chúng ta cũng đã đều phải học hỏi từ sự thất bại, từ lỗi lầm mình, và các bậc giám mục cũng thế, bởi đôi khi họ cũng thất bại trong trách nhiệm hành động sao cho có hiệu quả tốt.” 

Những vụ tai tiếng này là những bi kịch ngoại lệ so với thực trạng cơ bản của linh mục thánh thiện, bởi hầu như tất cả các linh mục đều phục vụ thật trung tín trong công việc noi bước Đấng Chăn Chiên Trọn Lành, và sự trải nghiệm hằng ngày của hàng giáo dân Công Giáo đối với sự phục vụ ấy thật là một niềm an nủi trong thời điểm khó khăn này. Nhưng, chỉ một linh mục sa đà cũng đủ gây nên nhiều đau khổ, và khi chúng ta nghe được việc làm tà ác của một số giáo sĩ trong cộng đồng chúng ta và quanh thế giới, chúng ta bị tràn đầy sự sa sút tin thần. Suy niệm trong sự kiên định về thực trạng đau lòng này sẽ thúc đẩy chúng ta làm việc hữu hiệu hơn, để làm mọi việc mình có thể làm, hầu cho tai họa này sẽ không còn gây thương đau cho kẻ yếu đuối được nữa. Thực trạng của lạm dụng bắt nguồn từ tận bản năng sa ngã của loài người, trong sự ác vốn có thể tiêm nhiễm vào lòng người. Nó được tìm ra ở mọi nơi trong xã hội. Tuy chúng ta không mong đợi có thể tận diệt nó, chúng ta cần thiết phải đừng bao giờ ngưng phấn đấu.

Trong những thập niên vừa qua, các học đường, nơi làm việc, và gia đình chúng ta đã được học hỏi thêm về ảnh hưởng tai hại của sự lạm dụng. Giáo Hội Công Giáo đã và đang có những tiến bộ đáng kể, mà trong đó đa phần sự cải cách đã được chỉ đạo bởi cựu Hồng Y Joseph Ratzinger, ngày nay là giáo hoàng Benedict XVI quí mến của chúng ta. Chúng ta biết ơn ngài vì việc làm ấy.

Những bản tin mà chúng ta được nghe và được đọc từ giới truyền thông, phần lớn chúng liên quan đến những sự kiện đã xãy ra lâu rồi trong quá khứ. Ngày nay chúng ta đã có những biện pháp phòng chóng mà trong quá khứ chúng ta không có được, và do đó xã hội và cộng đồng Giáo Hội chúng ta ngày nay được an toàn hơn nhiều. Tại Tổng Giáo Phận Toronto, trong hơn 20 năm qua, chúng ta đã hoạt động trong nguyên tắc và thủ tục lành mạnh để đối phó với mọi tố cáo hành vi xấu, và chúng đã đáp ứng tốt.

Thủ tục “Procedure for Cases of Alleged Misconduct” của Tổng Giáo Phận chúng ta, được giới thiệu lần đầu hồi năm 1989. Thủ tục ấy rõ rệt, có thể được truy cập từ trang nhà của chúng ta [www.archtoronto.org], và đáp ứng mọi nghĩa vụ mà luật pháp Ontario và Canada đòi hỏi. Nó đã được sửa đổi vào năm 1991, và lần nữa hồi 2003, nhưng chúng ta cần xem xét lại một lần nữa. Trong thời gian tới đây, tôi sẽ yêu cầu một nhóm người dân đủ tư cách, được công nhận có kinh nghiệm thích hợp trong lĩnh vực thanh niên, tâm lý, luật pháp, và đạo đức, để khảo sát xem có thể học được gì từ các nhóm khác, và vào ngày 31 tháng 7 năm 2010 sắp tới, đệ lên những phương cách nào có thể làm cho thủ tục của chúng ta càng nên hữu hiệu hơn.

Mùa thu năm nay, với Thủ Tục đã được cập nhật và công bố, các vị linh mục và tất cả những ai vấn thân trong mục vụ, sẽ bàn thảo đầy đủ hơn về đề tài làm sao đáp ứng hữu hiệu nhất đối với vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội và xã hội.

Đây là thời điểm để cho chúng ta cầu nguyện sâu sắc, khiêm tốn dâng lên Chúa bí tích Thánh Thể, chầu Thánh Thể, lần hạt, và những việc cầu nguyện hằng ngày khác. Cầu trước tiên cho những ai đã từng chịu đựng bạo lực, lạm dụng, trong Giáo Hội, trong gia đình họ, hoặc trong xã hội. Cũng xin cầu cho những người đang phục vụ quí vị trong mục vụ, để mỗi ngày, chúng tôi sẽ trung thành trong sứ mệnh đã được giao phó cho chúng tôi.

Đối với hằng trăm linh mục hằng ngày trung thành phục vụ giáo dân trong Tổng Giáo Phận chúng ta, tôi xin tạ ơn Chúa vì lòng tin yêu và tấm gương chăm sóc đầy cảm hứng của quí vị, trong khi quí vị noi gương Đấng Kitô Chủ Chiên Trọn Lành. Tôi cám ơn cộng đoàn dân Chúa trong giáo phận, tấm gương tông đồ hằng ngày của quí vị khiến cho tình yêu của Chúa chúng ta hiện diện trong xã hội. Giáo Hội Công Giáo tiếp tục là cây đèn hiệu của niềm hy vọng trên thế giới, trong lúc—ý thức với con người mong manh của chúng ta, nhưng tin tưởng vào hồng ân Thiên Chúa—chúng ta tìm để trung thành phục vụ Chúa Phục Sinh trong hành trình về ngôi nhà bềnh vững nơi Thành Jerusalem trên Thiên Đàng.

Xin cho cuộc trải nghiệm này giúp chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện, tinh khiết hơn trong đức tin, vững mạnh hơn trong đức cậy, và rộng lượng hơn trong đức mến.

Thomas Collins
Tổng Giám Mục, Tổng Giáo Phận Toronto

Chia Sẻ:

Cardinal Tarcisio Bertone under fire

I’ve been following Friar Rick Riccioli’s blog and have always enjoyed reading what he has to say, except his latest post. Here are some harsh words by the good friar about a brother-in-faith Cardinal Tarcisio Bertone:

The Holy See’s Secretary of State, Cardinal Bertone, has the incredible ability to make a terrible situation worse through plain stupidity, ignorance (and if that wasn’t bad enough) the lack of discipline necessary to be a Vatican diplomat.

And here is the Cardinal’s statement:

Many psychologists, many psychiatrists have demonstrated that there is no relationship between celibacy and paedophilia but many others have demonstrated, I was told recently, that there is a relationship between homosexuality and paedophilia. That is true. I have the documents of the psychologists. That is the problem.
[Source: wikipedia.org]

I’d sooner trust that the good Cardinal has sufficient grounds for making such statement  than to trust the mainstream media’s spin on his words. By “sufficient grounds” I mean:

Father Lombardi concluded by clarifying that "referred to here obviously is the problem of abuse by priests, and not in the population in general."
These statements are backed by the report published in 2004 by John Jay College of Criminal Justice of the City University of New York, regarded as the most complete report on the sexual abuse crisis.
On studying the charges of sexual abuse presented against clerics between 1950 and 2002 in the United States, the report stated that an overwhelming majority of the victims -- 81% -- were males.
[Source: zenit.org]

What else would you call  a male engaging in sexual activities with another male, if not gay or homosexual? It is what it is.

Chia Sẻ:

Alberta và đồng đô Canada

Mới vừa đưa mẫu thân tôi ra phi trường. Bà đi công tác ở Grande Prairie, Alberta (khoảng 500km về hướng Tây Bắc của Edmonton). Đêm hôm, hơn 1h00 sáng vẫn còn nghe bà lục đục trong phòng. Sáng nay nghe nói bà chỉ ngủ được có 2 tiếng. Chắc ngày nay sẽ oải dữ lắm.

Trên đường lái xe trở về nhà, nghe đài CBC loan tin: đồng đô la của Canada đã qua mặt đô la Mỹ ($1.00CAD = $1.0008USD). Wow!

Chia Sẻ:

Ảnh khiêu dâm dành cho người mù

Cái này hơi ngồ ngộ: Một nhiếp ảnh gia ở thành phố Toronto đã cho ấn hành sách ảnh khỏa thân dành cho người mù.

Dường như … tác giả muốn nói: người ta bị mù chứ không phải bị … liệt. :-)

Và … ý tưởng trên gợi lên ý nghĩ này trong tôi: đối với người phàm tục, cảm giác bị giao động trước những bức ảnh khiêu gợi của phái đẹp chẳng có gì là xấu cả. Tuy nhiên… đối với một số người được chọn (dĩ nhiên tôi không có ngụ ý rằng tôi nằm trong số này), nó vừa là một sự lãng phí,  và vừa là một chướng ngại. :-)

Chia Sẻ:

Sinh hoạt cuối tuần 11/04/2010

Chiều hôm nay “đại” gia đình (gđ tôi và gđ nhị đệ) tụ lại tại nhà của tam đệ—bà xã nó mới về, mang theo tin vui. Bọn tôi lần này lười nấu nướng nên mẫu thân đã mua mấy món nấu sẵn, dọn lên bàn nhâm nhi. Bé T. sau khi vắng mặt 2 tháng, nay gặp lại thấy tròn trịa rất dễ thương.

Sáng hôm qua (Thứ Bảy) chạy lên đăng ký dịch vụ Internet mới cho phụ thân. Đăng ký nhưng tới Thứ Ba mới nối mạng được—sáng mốt sẽ chạy lên cài đặt dùm cho ông.

Chia Sẻ:

Thánh giá trên vai ĐTC Benedict XVI

Bài viết trên mạng Chiesa, tựa “The Passion of Pope Benedict. Six Accusations, One Question”. Trích phần cuối:

Vì sao vị giáo hoàng này lại bị tấn công dữ thế, từ cả phía bên ngoài lẫn bên trong Giáo Hội, dầu cho ngài rõ ràng vô tội đối với những cáo buộc ấy? Khởi đầu của câu trả lời rằng: ngài bị tấn công một cách có hệ thống chính bởi vì những gì ngài làm, những gì ngài nói, và những gì ngài đại diện cho.

[Why is this pope so under attack, from outside of the Church but also from within, in spite of his clear innocence with respect to the accusations?
The beginning of an answer is that he is systematically attacked precisely for what he does, for what he says, for what he is.]

Những gì ngài làm là làm chứng nhân cho Chúa Cứu Thế, nói lên đức tin về Chúa Cứu Thế, và là đại diện cho Chúa Cứu Thế. Đọc bài viết trên, một lần nữa gợi lên trong tôi một ý tưởng của ngày nào: nếu thế gian ngược đãi tôi, thì có thể tôi đang làm đúng. Và nay, thêm một ý tưởng: Nếu biết mình đang đi đúng đường, thì hãy kiên định mà bước tới, và cố giữ cho lối đi được ngay thẳng.

Chia Sẻ:

Đi Đàng Ánh Sáng

Từ đó tới giờ tôi chỉ được biết việc Đi Đàng Thánh Giá (Via Crucis), tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu. Nhưng nay, nhờ theo dõi blog của Đức Cha Terrence Prendergast, Tổng Giám Mục giáo phận Ottawa, mới biết đến nghi thức Đi Đàng Ánh Sáng (Via  Lucis), tưởng niệm sự phục sinh của Chúa Giêsu:

  1. Nơi Thứ Nhất: Chúa Giêsu trổi dậy từ cõi chết.
  2. Nơi Thứ Hai: Các tông đồ tìm thấy ngôi mộ trống không.
  3. Nơi Thứ Ba: Chúa Giêsu hiện ra với bà Maria Mađalêna.
  4. Nơi Thứ Tư: Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ trên đường đến Emmaus.
  5. Nơi Thứ Năm: Các tông đồ nhận ra Chúa Giêsu qua cử chỉ bẻ bánh.
  6. Nơi Thứ Sáu: Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ tại Jerusalem.
  7. Nơi Thứ Bảy: Chúa Giêsu ban cho các tông đồ sự bình an và quyền lực tha tội.
  8. Nơi Thứ Tám: Chúa Giêsu tăng cường đức tin cho Thánh Tôma.
  9. Nơi Thứ Chín: Chúa Giêsu hiện ra trên biển hồ Tiberias.
  10. Nơi Thứ Mười: Chúa Giêsu tha tội cho Phêrô va truyền cho ông hãy chăm lo cho đàn cừu của Ngài.
  11. Nơi Thứ Mười Một: Chúa Giêsu giao sứ vụ cho các tông đồ: rao giảng tin mừng Thiên Chúa cứu độ đến khắp toàn cầu.
  12. Nơi Thứ Mười Hai: Chúa Giêsu thăng thiên.
  13. Nơi Thứ Mười Ba: Đức Bà Maria và các tông đồ cầu nguyện trong sự đợi chờ.
  14. Nơi Thứ Mười Bốn: Chúa Thánh Thần hiện xuống, năm mươi ngày sau Phục Sinh.
Chia Sẻ:

Chúa Nhật Lễ Phục Sinh

Trưa hôm nay, trước khi đi dự Thánh Lễ Phục Sinh, tôi chạy lên thăm phụ thân tôi để mượn chìa khóa nhà kho, thấy ông đang ở nhà một mình. Không lên được Internet nên ông quanh quẩn nơi phòng khách xem TV. Hôm kia (Thứ Bảy) tôi lên “điều tra” trục trặc nối mạng Internet dùm ông, nghe tam muội nó buông lời xem chừng có thái độ bất kính. Tôi phớt lờ như không chú ý. Đây không phải là lần đầu. Có lẽ tôi hiểu lầm tâm ý của nó. Lần sau nếu lại bắt gặp, tôi sẽ không ngần ngại trực tiếp “nhắc nhở” nó, cho dù nói lên sẽ làm mích lòng anh em—có thể nói trong ba anh em, nó gần gủi với tôi nhất. Bản thân tôi tuy đôi lúc có “bất đồng quan điểm” với ông, thậm chí cảm thấy ông đối xử hơi bất công, nhưng lòng tôi không bao giờ vơi đi sự kính mến dành riêng cho ông. Có lẽ phụ thân tôi không nghĩ vậy. Có lẽ ông cũng cho rằng lời lẽ của tôi đối với ông cũng bất kính giống như tôi cho rằng lời của em tôi nó bất kính với ông.

Hôm qua nhị đệ tôi rủ ngày nay lên nhà nó nướng thịt ăn. Tôi từ chối vì hôm nay bận việc, để mẫu thân tôi đi với tam đệ. Nhưng hụt chầu thịt nướng thì tôi ấm ức lắm. Chiều đi lễ về, lôi lò nướng ra nướng một thau thịt, ăn mừng Chúa sống lại thật hả hê, gọi điện lên xem trên đó ăn tới đâu rồi, thì được biết họ đã sang chầu karaoke. Sau ba ngày (chính xác là “hai ngày hơn”) ăn chay liên tục, gặp lại miếng đùi gà nướng, miếng sường nướng thơm, y như chó gặp xương. :-)

Chia Sẻ:

Săn lùng phù thủy

Sau khi ĐTC Benedict XVI công bố bức tông thư gửi cho Giáo Hội Công Giáo Ái Nhĩ Lan, quanh vụ lạm dụng tình dục trẻ em, giới truyền thông Hoa Kỳ dường như muốn khai thác “nhược điểm” của Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ để đổ lỗi cho vị chủ chiên đương nhiệm của Giáo Hội.

Quan điểm, từ cái nhìn của người ngoài đạo, chắc cũng dễ hiểu: trong quân đội, sĩ quan làm bậy thì vị tổng tư lệnh không thể trốn tránh phần trách nhiệm; và tương tự như thế, trong một giáo hội, giáo sĩ làm bậy thì lỗi một phần do giáo chủ thiếu kỷ luật?

Bài viết của tờ New York Times hôm 24 tháng 3, với tựa đề Vatican Declined to Defrock U.S. Priest Who Abused Boys, thẳng thừng hơn, cáo buộc rằng ĐTC đã biết nhưng đã không trừng phạt những linh mục phạm tội. Tính chất kém trung thực của bài báo này đã được đương kim Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y William Levada, phản hồi ở đây: Cardinal Levada to NY Times: Reconsider 'attack mode' against Pope Benedict.

Các vị giám mục khắp thế giới đã và đang lần lượt lên tiếng bênh vực cho ĐTC. Tại Toronto (Canada) nơi tôi đang cư ngụ, Tổng Giám Mục Thomas Collins đã dùng dịp Thánh Lễ Sức Dầu để giảng giải:

Khi người Kitô chúng ta nhìn những sự ác ôn xãy ra ở chung quanh, và ta nhìn sâu vào sự yếu đuối chính mình, chúng ta không có cớ gì phải nản lòng. Bởi vì, căn bản là, sự xung đột đã chấm dứt, cuộc chiến đã được toàn thắng, nhưng trong khi chúng ta chưa kết thúc cuộc hành trình nơi thế gian này,  chúng ta vẫn phải đối đầu với đa dạng sự cám dỗ bởi bản tính sa ngã của chúng ta…

Chúng ta cần biết ơn giới truyền thông đã dành nhiều sự chú ý đến tội lỗi của hàng giáo sĩ Công Giáo, ngay cả khi sự lập đi lập lại nhiều lần của họ có thể tạo ấn tượng sai lệch rằng toàn thể hàng giáo sĩ Công Giáo đều phạm tội. Sự chú ý đó là một tặng phẩm quí giá cho giới linh mục mà chúng ta tán dương trong buổi lễ Sức Dầu hôm nay. Người ta tự động nghĩ đến sự thánh thiện khi nhắc đến linh mục Công Giáo, và ta đặc biệt kinh hoảng khi người ấy làm nên việc động Trời.

[When we Christians look around at the evil in the world, and look within at our own weaknesses, there is no cause for dismay, for fundamentally, the strife is over, the battle won, but until we finally finish the journey of life we must always confront the manifold temptations of fallen humanity….

We should be grateful for the attention which the media devotes to the sins of Catholic clergy, even if constant repetition may give the false impression that Catholic clergy are particularly sinful. That attention is a profound tribute to the priesthood which we celebrate at this Mass of the Chrism. People instinctively expect holiness in a Catholic priest, and are especially appalled when he does evil.]

Thật là một điều đáng buồn khi cơn nạn này đã khiến nhiều người bỏ đạo, gợi nên từ quan niệm “theo Chúa chứ không theo Giáo Hội”, và do vậy người ta đã từ chối cho chính mình những thức ăn quí báu (là những bí tích như Cáo Giải và Mình Thánh Chúa) có thể giúp ta trong đời sống thánh thiện. Mà đời sống thánh thiện là một sự cần kíp để được vào Nước Trời.

Chia Sẻ:

Thứ Sáu Tuần Thánh 2010

Ngày tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, thời tiết ấm lạ thường, hàn thủy biểu ghi nhận trên 24°C.

Chiều đi dự Thánh Lễ và Ngắm Đàng Thánh Giá. Thánh Đường Cecilia đông nghịch người, dường như tất cả người công giáo Việt Nam của thành phố Toronto đều tụ tập về đây. Mặc dầu rất thèm muốn như một kẻ sắp chết đói, nhưng do mặc cảm đang mang tội mà vẫn chưa đi xưng tội để nhận phép cáo giải, nên tôi định không rước lễ. Rồi tôi nhớ đến lời của người đàn bà xứ Canaan: "Vâng, lạy Ngài, tôi chấp nhận rằng thức ăn ngon của Ngài là để dành cho các con ngoan của Ngài. Nhưng lũ chó con như tôi cũng cần phải có ăn để được sống. Xin ban cho tôi những mảnh bánh vụn mà các con ngoan của Ngài đã bỏ thừa". Và tôi đã đến lãnh nhận Mình Thánh Chúa, với sự khiêm hạ của một kẻ tội lỗi, và với lòng mong nguyện Ngài sẽ chữa lành linh hồn tôi và, với Thánh Linh của Ngài, tiếp tục linh hướng cho tôi cũng như những người thân yêu của tôi.

Chia Sẻ:

Trở về

Thế là sau gần bốn năm bỏ hoang căn nhà này, hôm nay tôi đã quay về.

Biến cố nơi Núi Độc Cô trong Tuần Thánh năm 2010, khởi đầu với tin nhắn ngắn gọn, “Message from syslogd@ at Wed Mar 31 06:30:39 2010 ... matrix kernel: journal commit I/O error”, đã thúc giục tôi hỗ trợ Giờ Trái Đất của năm nay một cách thiết thực và lâu dài hơn, dù có hơi muộn màng. May là mấy hôm trước đó, tôi đã cho lưu trữ toàn bộ các bài viết, nên đã không mất mát nhiều. Chỉ có 2 phần phản hồi mới nhất của bài Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va là vĩnh viễn sẽ không lấy lại được. Âu chắc cũng là ý Trời.

Xuân Nhi!  Từ nay, con sẽ không còn lẽ loi nữa.

Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (45) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog