Phép lạ

Michael Coren, viết trên catholicregister.org:

Stephanie is six years older than me and lives in Britain. We both loved our parents but a series of arguments and feuds drove a knife into the family and Stephanie distanced herself from us. No blame, just a stew of reasons that seem wildly inconsequential with the clarity of hindsight. I had tried to make contact with her but didn’t even know her married name and in which town she lived. As for prayer, I was frightened that the answer might not be the one I desired. As Christmas approached, however, I did humble myself and ask God for my sister to become part of my life once again.

Không có gì mà không có thể được … nếu lòng tôi biết mở rộng.

Chia Sẻ:

Lú lẫn

Nằm mơ thấy mình đang đứng trước bồn tiểu công cộng. Thế là cứ thoải mái mà ... tè.
Chưa đến 60 mà đã lú lẫn cha nó rồi!
Chia Sẻ:

Đang thắc mắc …

…tại sao Sơ Lan lại gọi Chúa Giêsu là Cha, thay vì Anh Cả:
…Được một lúc lâu, tâm hồn con lắng xuống trong đau thương, con nghe như có tiếng văng vẳng bên tai: Cha còn đau khổ biết là dường nào!  Cha còn đau khổ biết là dường nào nữa con ơi!  Rồi cứ vang vang lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi con nhận ra Chúa Giêsu còn đau khổ biết là dường nào so với tình yêu vô bờ bến  của Chúa dành cho tất cả mọi người chúng con…
Chia Sẻ:

Nói lên sự thật, với giá nào?

Bức điện thư dây chuyền tựa “Thế giới xung quanh Gia Đinh Phạm Duy” (mà tôi nghi là một việc làm của Sinh Tử Lệnh) mấy ngày qua đã tạo cơ hội đối thoại giữa tôi và một vị tiền bối ở phương xa (tạm gọi là X). Đây là lần trao đổi sau cùng:
from Thanh Hai Tran
to      X
date  Tue, Dec 28, 2010 at 3:03 PM
subject Re: Thế giới xung quanh Gia Đinh Phạm Duy
Lời nói cũng có thể hại người, X à. Dù cho những gì mình nói lên đều là sự thật đi chăng nữa, sự thật (hay lỗi lầm) riêng tư của người nào đó mà mình rêu rao cho người khác, nơi chốn thiên hạ, tạo nên dư luận, thì không đúng. Nếu X ý thức được thêm điều này, thì sau này X thành thánh lên Trời, còn con ở dưới luyện ngục vì bản thân con tự biết tội lỗi đầy đầu, sẽ có X cầu nguyện dùm cho con, chừng ấy lời cầu nguyện của X sẽ hữu hiệu hơn vạn lần.

Còn nữa, X đừng bao giờ nghĩ đến việc tự tử nữa. Mạng sống của mình là ơn Trời cho. Đời có thống khổ thế nào thì cũng chỉ là sự tinh luyện bởi Trời, để qua sự chịu đựng của mình mà biến cuộc đời mình trở nên thánh thiện. Tự ý kết liễu cuộc đời mình là một sự từ chối trầm trọng đối với Ơn Trời; vậy thì làm sao xứng đáng lãnh nhận phần thưởng hạnh phúc vĩnh cửu ở đời sau cho được?

Hễ đối thoại với vị tiền bối nào (lớn tuổi bậc cô chú đối với tôi) thì tôi cũng đều e dè sẽ bị mắng rằng “con nít miệng còn hôi sữa, đã hiểu biết đến đâu mà lại lên lớp dạy đời”. Cho nên, tôi đang hồi hộp chờ đợi thêm một đợt hình phạt “vạ tuyệt thông” sắp đến.

Cập nhật 31-12-2010 03:27AM ET:
Ghi lại cho đủ đầy thông tin. Phản hồi nhận được vào 06:30PM cùng ngày hôm nọ, là thông điệp tôi có thể phiên dịch tóm tắc bằng 3 chữ: "Đồ mất dạy!"
Ouch! Xem chừng đối tượng đã cảm giác bị xúc phạm ghê gớm, làm tôi có chút hối tiếc. Quái thay, tôi vẫn tin rằng việc làm này sẽ có lợi ích dài hạn. Điều tôi lo nhất không phải là bị giận, mà là rồi thì đâu sẽ vào đấy như không có gì xảy ra.
Nếu được cơ hội, tôi sẽ hỏi hai câu này:
  1. phải chăng giận vì chạm tự ái, hay là vì tôi đã nói oan (và oan chỗ nào)?
  2. nếu cho rằng tôi "hỗn xược" thì tất nhiên không cần kẻ hậu bối như tôi nói lên cũng đã thừa hiểu, thế thì vẫn làm với lý do gì?
Chia Sẻ:

Gương thánh Giuse

  
im lặng
Chia Sẻ:

Nguyệt thực 2010

Chia Sẻ:

Xe chết máy

Trưa Thứ Bảy vừa rồi tôi xách xe chạy ra FutureShop mua cái MS Office cho phụ thân (cụ chê Open Office khó dùng).  Đang chạy thì đột nhiên chết máy.Trước đó, đã thấy có triệu chứng lạ: đèn ABS chớp nháy liên tục.

Đút chìa vào chả thấy đèn đóm hiện lên gì hết. Liền nghi là hư bình, bởi lâu nay quên châm nước. :-(
Định cuốc bộ đến Cà-nấy-điền Tai-gờ tậu ngay cái bình mới, nhưng thử mở buồng máy ra nghía xem nó có sợ mình mà nổ máy trở lại không đã. Thấy cọc bình điện bị đóng muối khắp, bèn lấy giấy lau chùi sạch sẽ. Xong thì chui vô xe thử đề lại, nào ngờ đâu nó nổ ngon lành. Hú hồn. Đỡ tốn.

Có thể đây là gợi ý của Ông Trời về hai điều: Con nên đi xe buýt đi làm để có thêm thời gian nói chuyện với Ta hơn. ;-)
Chia Sẻ:

Humanae Vitae

Đang nghe đọc thông điệp Humanae Vitae của ĐTC Phaolô VI.
Chia Sẻ:

Mục đích không biện minh cho thủ đoạn

Trưa nay tán dóc với 2 đồng nghiệp (1 trong 2 là ông sếp tôi từ Colorado sang viếng thăm nhân dịp Giáng Sinh) về hiện tượng Wikileaks. Xem chừng quan điểm của tôi thuộc vào nhóm thiểu số.
Vấn đề phải/trái thật rõ ràng nếu là một chiếc xe hay một phần mềm vi tính: dùng đồ ăn cắp là trái với pháp luật. Tưởng chừng lý lẽ đơn giản này cũng áp dụng cho thông tin bi đánh cắp, nhưng Hoa Kỳ họ bị ngặt bởi cái gọi là "đạo luật tự do thông tin", tự nhiên một việc bình thường là phạm pháp thì nay lại trở thành hợp pháp.
Luật đời là thế: tự tạo ra trường hợp ngoại lệ, xem chừng sẽ giải quyết được nan đề hiện tại, nhưng rồi nó sẽ quay lại cắn đít mình trong một ngày không xa.
Lần nữa gợi lên hệ quả của Tội Tổ Tông.
Đức Mẹ Guadalupe, Từ Mẫu của toàn Châu Mỹ, xin cầu cho chúng con.
Chia Sẻ:

Không mích lòng

Giật mình tỉnh giấc. Nằm nghe bài giảng của Tgm Chaput cho Phúc Âm Chúa Nhật vừa rồi, tôi  để ý đến câu này: "Phúc cho ai không bị tôi làm mích lòng." (Luke 7:23)

Phúc cho ai biết nhận mình sai và biết sửa đổi. Phúc cho ai không bị chạm tự ái khi bị chê rằng "đồ giả nhân giả nghĩa", mà phải biết hoán cải không ngừng, sao cho không còn là giả nhân giả nghĩa.

Ở một mức độ nào đó, tôi cũng là một kẻ giả nhân giả nghĩa.
Chia Sẻ:

Tôn giáo tốt hay xấu cho nhân loại?

Tuần rồi viết bài này nửa chừng thì cụt hứng, bèn khép lại. Sáng nay đưa mẫu thân ra bến xe đò xong, trên đường về tự nhiên máy iPod phát nhầm bài giảng này của TGM Richard Smith của Edmonton mà trước đây tôi đã nghe đi nghe lại nhiều lần, về "Hội Thánh hiệp nhất, thánh thiện, công giáo, và tông truyền", gợi thêm chút cảm hứng để sửa lại cho gọn:
---

Biết qua blog của Lm. Raymond de Souza: Tối Thứ Sáu hồi 26 tây tháng 11 vừa qua, một tín đồ Công Giáo khiêm tốn tên Tony Blair đã tranh luận với một nhà chỉ trích tôn giáo lừng danh tên Christopher Hitchens. Đề tài tranh luận: Phải chăng tôn giáo là lực lượng cho sự thiện?

Vài cảm giác cá nhân. Thứ nhất, sở dĩ nhân loại chúng ta cảm thấy cần thiết đặt ra câu hỏi trên, biểu lộ rằng thế nhân càng ngày càng hiểu sai ý nghĩa của hai chữ “tôn giáo”. Thư hai, việc bác Hitchens hay trích lời các tác giả thần học Công Giáo, cho dù trích là để chỉ trích, cho thấy bác ta cho rằng Công Giáo là tiêu biểu cho những gì người phàm hiểu là “tôn giáo”. Nếu thật vậy thì đây là một điềm hy vọng tốt lành, và những điều chỉ trích của bác ta là những thử thách cho các tín đồ Công Giáo nói riêng và mọi tôn giáo nói chung, để kiểm chứng xem niềm tin của đạo mình có phù hợp với những gì Christopher Hitchens tố cáo hay không? Những thử thách ấy là:
  1. Nếu quan niệm đạo đức vốn tiềm tàng trong tâm trí của mỗi người (đạo Công Giáo quan niệm điều này), vậy thì ta còn cần đến tôn giáo để làm gì?
  2. Phải chăng những hành động độc ác nhân danh tôn giáo là chính do các giới luật của tôn giáo gây nên? (e.g. Apologia của HY John Henry Newman; nạn diệt chủng Hutu)
  3. Tôn giáo khuyến khích tính kỳ thị, e.g. đạo của tôi mới là đạo thật, mọi đạo khác đều dựa trên nền tảng sai lầm?
  4. Tôn giáo buộc một con người tử tế có hành động tàn nhẫn, như lời của nhà Vật Lý Steven Weinberg, với luận điểm: Trong một vũ trụ luân lý bình thường, người tốt sẽ làm việc tốt và người xấu sẽ làm việc xấu; nhưng nếu bạn muốn khiến người tốt lành làm nên việc tàn ác, bạn sẽ cần đến “tôn giáo”.
  5. Niềm tin vào một đấng tạo hóa biến chúng ta thành những đối tượng trong một cuộc thí nghiệm ác ôn, trong đó chúng ta được tạo ra trong tật nguyền và buộc phải trở nên tốt lành, như là một thiên đường độc tài, với ước muốn luôn được tán dương bất phê phán từ sáng đến tối, chóng trừng phạt con người vì sự tự do ý chí mà đấng ấy vốn đã ban cho ngay từ đầu. Thượng Đế và một nhà độc tài khác nhau thế nào?
  6. Thượng Đế mà ta đang tôn thờ: a) phải chăng là một đấng thiên vị, thích phe phái trong chiến tranh và thích can thiệp vào đời sống người phàm;  b) thích khơi gợi niềm sợ hãi của chúng ta về tội lỗi, về sự chết chóc, về sự xấu hổ về các sinh hoạt tình dục, gây khiếp sợ nơi trẻ em về những hình ảnh của Hỏa Ngục và sự trừng phạt vĩnh viễn, ...?
  7. Ích lợi chăng cho thế gian khi ta khơi gợi lòng nhẹ dạ, thay vì tính khả nghi, của con người?
  8. Cái nào đáng quí hơn, làm việc thiện để được phần thưởng (thiên đàng) hay làm việc thiện chỉ vì thương người, bất cần sự khen thưởng?
  9. Tôn giáo đem lại hạnh phúc cho người ta, vậy tại sao các tín đồ tôn giáo họ không mấy hạnh phúc?
Thử trả lời thật ngắn gọn, từ quan điểm cá nhân tôi:
  1. Phương pháp.
  2. Hiểu lầm.
  3. Kỳ thị có thể là một hệ quả, nhưng còn một hệ quả khác hoàn toàn trái ngược: lòng thương xót đối với vạn vật sinh linh.
  4. tôn giáo ≠ chế độ độc tài.
  5. tự do ý chí.
  6. a) Nếu Thiên Chúa thiên vị, thì chẳng qua chỉ là thiên vị giữa sự thiện đối với sự ác. b) Luật nhân quả.
  7. Cân bằng: nhẹ dạ quá dĩ nhiên không tốt, nhưng đa nghi quá cũng chẳng hay ho gì.
  8. Người "duy lý" có ai lại làm việc mà chẳng cầu lợi? Có khác chăng là người ta cầu lợi lâu dài hay là lợi trước mắt.
  9. Trả lời bằng 2 phần: a) vì họ đang nhận thức được rằng họ đang phụ lòng Đấng Tạo Hóa, và b) vì họ chưa thuyết phục được người thân của họ về niềm hạnh phúc vô biên kia. :-)
Trong khi thế giới tranh luận về giá trị của tôn giáo, những người tín đồ tôn giáo như Linh Mục Nguyễn Bá Thông đang vật lộn với quỷ dữ để cứu các linh hồn ngây thơ ra khỏi nạn nô lệ tình dục:
Chia Sẻ:

Khô cổ họng

Vừa bừng tỉnh giấc. Miệng khô rang. Bò xuống lầu nốc chai nước suối. Bò trở lên lầu khò tiếp. Tối qua uống hơi bị nhiều.

Chia Sẻ:

Scandal: tai tiếng và thanh danh

Giờ này thì cả thế giới đều biết tin về việc mạng WikiLeaks công bố các tài liệu mật của chính phủ Hoa Kỳ. Hiện tượng này gợi lên chút suy tưởng, có thể là nông cạn, về tai tiếng (scandal) trong lối cư xử giữa người và người.

Giáo Hội Công Giáo không cấm ăn đồ cúng, nhưng nếu ăn đồ cúng sẽ khiến cho người ngoài đạo nghĩ rằng người Công Giáo "thờ phượng" (hơn là "tưởng nhớ") người chết, thì nên tránh.  Đạo Công Giáo không cấm tập thể dục Yoga, nhưng người Công Giáo có biết rằng tâm niệm của thiền Yoga là mở các "luân xa" trên đường tủy sống để tiếp nhận khí lực "hỏa xà" (kundalini, serpent energy). Tức là, tránh làm những gì có thể gây tai tiếng.

Nếu tôi biết bạn A không ưa gì bạn B trong khi ngoài mặt họ vẫn niềm nở với nhau, thì tôi có nên nói cho B biết không? Nếu nói để gây chia rẽ A-B (thường thì đây chính là mục đích của người nói: thằng đó chẳng tốt lành gì, hãy tránh xa nó) thì chắc là không. Nếu ý thức rằng cả A và B không phải là con người xấu, mà đơn giản chỉ là con người, đáng được Thượng Đế yêu mến, thì một người bạn tốt, nếu tôi cho mình là một người bạn tốt, cần phải làm sao để hóa giải sự "không ưa" kia.

Đành rằng, ở phương diện chủ quan, nếu tôi không muốn mọi người biết đến lời nói hay việc làm của tôi thì thà rằng tôi đừng nói/làm. Khách quan mà nói, nếu một người nào lỡ dại phát ngôn bừa, thì nỡ lòng nào ta khiến cho bằng hữu, người thân của họ bị vạ lây? Đúng là sự thật cần phải được phơi bày, nhưng phơi bày sao cho không gây tổn thương đến thanh danh và nhân phẩm của những người có liên quan. Đó là đức bác ái, và là một cái đẹp. Triết gia Dostoyevsky đã từng nói, "cái đẹp sẽ giải thoát cho thế gian". Nếu sửa thành "cái đẹp sẽ đem lại Hòa Bình cho thế gian" thì chắc là không ngoài ý tưởng của bác ấy nhỉ.
Chia Sẻ:

Vọng

Mấy hôm nay gọi điện không bắt, nhắn tin không trả lời.  Lẽ nào cô bé giận tôi? Và giận về việc gì? Nếu là giận, hy vọng rằng cô bé không nông nỗi đến độ kết tội tôi trước khi nói chuyện với tôi. Lạc quan hơn, tôi kỳ vọng rằng, do cô ta bận học hành hơn là gì gì khác.

Chờ. Đó là việc duy nhất tôi có thể làm. Chờ vài ngày rồi sẽ thử lại lần nữa.

Hữu duyên chăng, mới bắt đầu Mùa Vọng (Advent) thì tôi được học bài học “đợi chờ”. Có thể đây là chút âm hưởng từ  bài giảng của TGM Timothy Dolan của New York.

Sang tin thời sự cá nhân khác, hôm nay vừa được một tin vui, nho nhỏ, nhưng rất đáng được tán thưởng. :-)

Chia Sẻ:

Đêm qua mơ gặp Đức Giáo Hoàng

[Viết trong lúc ngồi ... nhà cầu trong công ty :D]
JPII một mình đến viếng tôi nơi ngôi nhà lá thấp hèn của năm nào ở Gò Công, đang lúc Hồng Y Đoàn đang chuẩn bị bầu tân giáo hoàng. Ngài chưa nói đến mục đích của cuộc viếng thăm thì tôi đã chợt tỉnh giấc. Tiếc thật!
Chia Sẻ:

Chọn lựa để tránh chồng chất sự sai lầm

Theo dõi tin tức về ĐTC Benedict XVI trong mấy ngày qua liên quan đến vấn đề sử dụng bao cao su, đầu tiên nghe được trên đài phát thanh CBC hôm Chúa Nhật vừa rồi, người trong đạo như tôi không mấy ngạc nhiên khi giới truyền thông ngoài đạo lại rêu rao rằng “Giáo Hoàng đổi ý, không phản đối sử dụng bao cao su”, bởi tôi biết được cái gọi là “định kiến”: người ta chỉ nghe/thấy những gì họ muốn nghe/thấy.

Lm. John Zuhlsdorf (Fr.Z) viết: Đức Giáo Hoàng thừa biết trước, cái bẫy dư luận mà ngài đang giẫm lên. Đây là cơ hội cho người tín hữu trỗi dậy làm chứng cho đức tin mình. Và đó là điều TGM Charles Chaput của Denver trong bài bình luận Open, Disarming, and Inevitably Misunderstood, và HY Raymond Burke trong bài Cardinal Burke: What the Pope Really Meant vừa làm. Nhưng, được trích dẫn nhiều nhất là bài của bác Janet E. Smith, tựa đề Pope Benedict on condoms in "Light of the World". Vấn đề không phải là việc dùng bao cao su để ngừa thai (Giáo Hội luôn cho rằng việc cản trở thụ thai là một việc làm khinh thiên), mà là tránh chồng chất trên một sai lầm bằng một sự sai lầm khác: dùng bao cao su để giảm thiểu sự lan rộng của HIV. Từ lâu, Giáo Hội vẫn công nhận việc sử dụng bao cao su trong trường hợp một trong hai người hôn phối vướng bệnh HIV (nguồn: Chiesa). Ngay cả trong những trường hợp này, phương pháp hoàn thiện nhất vẫn là sự kiêng cử và tính chung thủy, nhưng không phải ai cũng thấu hiểu ý nghĩa hôn nhân như các vị thánh nhân đã hiểu, nên không phải ai cũng làm được. Niềm hy vọng tiềm tàng trong đây là, dù đương sự có biết hay không biết rằng mình đang gây hại cho chính mình, ý thức được việc tránh gây hại cho người khác sẽ là bước đầu giúp người ta thức tỉnh trở về con đường luân lý.

Sự kiện này gợi nhớ câu chuyện trong Mark 10 về vấn đề ly dị:

Người Pha-ri-siêu hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, người chồng có được phép bỏ vợ không?” Chúa Giêsu đáp, “Thế ông Mai-sen đã dạy các ông thế nào?” Họ trả lời, “Mai-sen cho phép viết giấy ly dị mà bỏ vợ.”  Chúa Giêsu nói, “Mai-sen làm vậy là vì các ông lòng chai dạ đá. Chứ từ lúc khởi đầu, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ, vì thế người đàn ông sẽ lìa xa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt…Vậy, sự gì thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly…Ai bỏ vợ mà lấy vợ khác là phạm tội ngoại tình đối với vợ mình.”

Thế nhưng, ngay cả những người phạm tội ngoại tình kia cũng không bị loại bỏ khỏi lời kiêu gọi quay về với Ơn Cứu Rỗi của Ngôi Lời (Ngôi Lời = Giêsu = Kitô = Chúa Cứu Thế). Như vậy, tinh thần Benedict XVI có khác gì tinh thần của Ngôi Lời đâu.

Theo những bài bình luận tôi đã đọc, nếu có thời gian, tìm đọc/nghe Light of the World (Ánh Sáng của Thế Gian) có lẽ sẽ là hữu ích cho quá trình cải huấn cho linh hồn tôi. Hiện giờ, đành khuây khỏa với bài tóm lược trên mạng Chiesa: The Pope on the Pope. A Preview.

Chia Sẻ:

Chịu đựng

Anamchara giảng về sự chịu đựng:
1. Our relationship with God can give us patient endurance--touching God through the Eucharist, even when we find it hard to pray, receiving Christ here can give us the edge we need to overcome troubles--come to Mass, not just on weekends, but weekdays, stop in Church and pray, The Blessed Sacrament is reserved here, Christ is always present. These next few weeks, try that.

2. Our relationship with others can give us patient endurance--in other people, we meet Christ and the more we develop relationships with others, the more we learn about people and when we have problems with them we will have the knowledge, wisdom and experience to persevere in trying to heal that relationship rather than just calling it quits.

3. Our relationship with ourselves can give us patient endurance. The more we understand ourselves, our strengths and weaknesses, our talents and our needs, the more we come to see the essential holiness and goodness of our lives. We must never allow the tragedies, and sufferings or our own failings and sins to destroy our grasp of the fact that we are good, that we are destined for greatness. By having a respect for ourselves, we will have the patient endurance to overcome troubled times.

#1 nhắc nhở tôi 1 điều: Thánh Ambrose chỉ cách sở làm tôi độ 5' đi bộ. Tại sao tôi không thể dành 10-15' giờ nghỉ mỗi trưa để đi chầu Mình Thánh Chúa nhỉ? Mặc cảm, rằng mình đang mang nặng tội tình, càng chứng tỏ sự cần kíp của việc làm ấy, để sớm được chữa lành.

#2: Hóa ra "nhận ra Chúa trong tha nhân" sẽ giúp tôi nỗ lực hơn để hàn gắn mối quan hệ, để tôi nhìn thấy đó là giải pháp duy nhất. Tương tự như, nếu tôi thật lòng muốn nhận Ơn Cứu Rỗi thì tôi cần phải hàn gắn mối quan hệ giữa tôi với Chúa Tôi.

#3: Bản năng sa ngã khiến tôi hay thất vọng nhiều về bản thân mình, và đây hẳn là điều làm Sa-tăng đắc chí lắm đây.

Nghe Cha Robert Barron của mạng WordOnFire.org giảng nhân dịp lễ Chúa Giêsu Vua:
Thế gian đã hiểu sai ý nghĩa của từ "vương quyền". Vương quyền của thế gian được dùng để các bậc vua chúa tự cứu lấy chính mình. Vương quyền của Ngôi Lời (Chúa Giêsu) dùng để trút cạn chính mình, ngõ hầu cứu được người mình thương yêu.
Tôi cần phải tiêu diệt cái tạp niệm cứ muốn cứu lấy mình (tiêu diệt cái "tôi"), mà dành nhiều thời gian hơn cho những người tôi yêu thương. Nếu họ có làm cho tôi tổn thương, thì có thể do họ không thấy được ảnh hưởng của việc họ làm. Làm sao để tôi có thể làm "hiện thân của Chúa Cứu Thế" đối với họ, trong khi bản thân tôi không hoàn hảo?

Ơn Trời.
Chia Sẻ:

Tông Huấn 'Lời Chúa' của ĐTC Benedict XVI

Verbum Domini, biết qua salvationhistory.com của bác Scott Hahn. Bác Brant Spitre giới thiệu rằng chờ đợi sự xuất hiện của tài liệu này như thể chờ đợi sự trở lại của Chúa Cứu Thế, làm tôi tò mò.

Không có thời giờ để tự đọc, nên tôi nhờ cậy đến ispeech.org để phát âm, và sẽ đem vô máy iPod để nghe (nghe nhưng không chắc là sẽ hiểu hết).



Chia Sẻ:

Cung Tự Phục Hổ Quyền – chiêu 45: Mãnh hổ ẩn nham

Sau 1 tháng mò mẩm, học lại các chiêu thức cụ thể hơn.

Do nội lực chưa đủ, nên thi triển chưa hết 45 chiêu thì đã thở như bò ...

Chia Sẻ:

Nghe 'truyện của một sinh linh'

Đang nghe Story of a Soul, hồi ký của nữ thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu. Ghi để làm dấu, nhỡ sau này, nếu tôi may mắn, thì sẽ có dịp nói: bởi tôi đã bị các vị này nhồi sọ.
Chia Sẻ:

Viết từ iPod Touch 4G

Tôi đang mò mẩm làm quen với cái bàn phiếm tiếng Việt trên máy iPod Touch 4G này đây (quà sinh nhật sớm nhận được hồi đêm 20 tây tháng vừa rồi). Máy MP3 rẻ tiền hôm nọ đã hết giá trị lợi dụng và đang nằm lăn lốc trên bàn kia, với một lỗ hỗng nơi mà trước kia đã từng là nút tắt-mở.

Công dụng chính vốn là để nghe podcasts. Nhưng, thật thích thú khi khám phá ra các chức năng khác: đọc blog (MobileRSS), thu viđiô (hiện tôi đang dùng để ghi lại từng đoạn của bài Phục Hổ Quyền để tập luyện), viết blog (Mail2Blogger). Về viết blog, chắc chắn là sẽ ngắn gọn, bởi gõ trên này hơi phí thời gian.

Khá an tâm với các apps tải về từ appstore; trên máy PC thì tôi luôn phập phồng khi tải về một app lạ, mà lại đòi mật mã dịch vụ của mình.

Chia Sẻ:

Sơ kết cho mấy tuần vừa qua

Gần đây tôi định chỉ viết về mình và hạn chế việc nhiều chuyện về những người chung quanh mình. Nhưng lại thấy làm vậy không đúng. Những người chung quanh mình là một phần của mình. Cho nên, người viết blog thi thoảng không thể nào tránh khỏi bị chê là nhiều chuyện. Nhưng, ở tầm nhìn lâu dài, những sự “nhiều chuyện” đôi khi lại có giá trị lịch sử hiếm hoi. :-)

Chúa Nhật vừa rồi là Halloween (All Hallows’ Eve).  Tôi nhầm ngày này với ngày Cầu Nguyện Cho Các Linh Hồn (All Souls Day) trong lịch Công Giáo, và đọc blog của Đ.Ô.  Eric Barr mới nhớ mình nhầm: All Hallows’ Eve nghĩa là Đêm Cho Các Thánh (31 tháng 10), tức là trước Ngày Cho Các Thánh (All Saints Day, 1 tháng 11), và Ngày Cho Các Linh Hồn(All Souls Day, 2 tháng 11).  Halloween năm nay ở xóm tôi nhằm ngày đầu tiên có tuyết.  Dù chỉ lấm tấm mấy hạt rồi ngưng, nhưng tuyết vẫn là tuyết.

Tối Chúa Nhật thấy Tam Đệ email mời đi ăn đầy tháng con nó.

Tối Thứ Bảy được Ngũ Cô réo lên YIM nói chuyện vụ nhà đất bên đó. Cuối cùng thì Cô cũng chịu thua đối với những lời hù dọa cưỡng chế gây ảnh hưởng sức khỏe, và hai tuần nữa sẽ dọn đến nhà mới chật hẹp hơn khá nhiều, với lời hứa rằng họ sẽ tiếp tục xét đơn khiếu kiện việc họ đã bồi thường kém công bằng.

Hôm Thứ Sáu thấy mẫu thân nhắn tin báo Thứ Hai sẽ trở về, sau khi đi làm tại Rouyn-Noranda được tròn 1 tháng.

Thứ Bảy tuần trước, lên nhà Nhị Đệ ăn mừng sinh nhật thứ 8 của Bé K.

Tối Thứ Sáu, cũng tuần trước, sau khi “giấu kín mặt” được khoảng thời gian khá lâu, Tam Muội nó cho tôi được cơ hội ra mắt cậu em rễ “ngoại tộc” tương lai. Tôi cử hành “nghi thức kết nạp” bằng cách bắt cậu ta ăn bóc (bánh xèo) và húp nước mắm. “Nghi thức” kết thúc sau chỉ một cuốn bánh xèo.

Chia Sẻ:

Khoa học và tín ngưỡng

Bác Hưng, bên Blog Khoa Học Máy Tính mà tôi thường theo dõi, vừa trích câu này mà bác cho là hay, làm tôi cảm thấy … ngứa mấy ngón tay:
“Science may not offer eternal salvation, but it offers the possibility of a life free from the spiritual slavery caused by an irrational fear of the unknown. It offers people the choice of self-empowerment, which may contribute to their spiritual freedom. In transforming mystery into challenge, science adds a new dimension to life. And a new dimension opens more paths towards self-fulfillment.”
[Nguồn: npr.org – Marcelo Gleiser: Why Science Matters: A Scientist's Apology]
Chữ “spiritual slavery” và “spiritual freedom” làm tôi liên tưởng đến một câu khác vốn là quan niệm của tín đồ Công Giáo như tôi: “slavery to the truth is, in actuality, an exercise in freedom.”
Và tôi cũng nhớ đến vài “câu hay” khác mới nghe hôm qua trong một podcast của chương trình Catholic Answers LIVE. Bác Patrick Coffin phỏng vấn bác Kenneth Hensley, tác giả của quyển The Godless Delusion:
[~05:30, Hensley]…Imagine someone who went around trying to teach that gravity didn’t exist. He writes books on the subject, trapses around the world giving lectures about the non-existence of gravity. And yet, as he does so, he continues to walk, and his feet continue to hit the ground. And every step he takes proves his position wrong. And, furthermore, the fact that when he speaks, he doesn’t bother to glue his notes to the podium, he doesn’t bother to chain himself to the stage, proves that at some deep level he knows that his espoused position is wrong. That’s exactly the position that I believe the atheist is in.

[~13:00, Hensley] An atheist is an image of God walking about the world, evidencing God’s existence in everything he does, every thought he has, every word he speaks, his moral nature, the choices he makes, his free will…and yet denying all the time that God exists.   I think if an atheist were to try to really live in perfect consistency with his world view, he would completely implode.
[~13:30, Coffin] In a very Chestertonian way, you take the example—of this evidence of God being all around us—with the book God Is Not Great written by Christopher Hitchens…What if someone says: well, I don’t think Chris Hitchens wrote that book. I see no proof. Who knows if there is such a thing as Christopher Hitchens.

which is the equivalent of saying, “oh no, not only did Christopher Hitchens not write that book, but the book was the result of an explosion in the print factory that caused all the ink and the design and the cover to fall together and created millions of copies.
Lối lập luận cho rằng tín ngưỡng (tôn giáo) và khoa học là hai thứ tương phản với nhau—như thể để chấp nhận cái này thì người ta phải loại bỏ cái kia—là một Straw man fallacy (tự dựng lên một quan điểm phi lý của đối phương rồi nói rằng nó phi lý) . Trong lịch sử, đã có nhiều nhà khoa học nổi tiếng, và đồng thời là tín đồ Kitô giáo ngoan đạo, như Augustine, Baronius, Gallileo, KeplerCassini, Picard, Steno, Mendel, Riccioli, Pasteur, Lemaître, Desjardins, Coyne [nguồn: Fr. Bill’s podcast: Catholicism and Science]. Nếu đạo Thiên Chúa chống khoa học thì tại sao lại cho phép nhiều tu sĩ nghiên cứu và có cống hiến to tát vào kho tàng Khoa Học Tây Phương?
Cập nhật 20/10/2010 12:28PM:
Trong quá trình trao đổi với bác Hưng mấy hôm nay, tôi đọc thêm được bài SCIENCE AND RELIGION của Werner Heisenberg (cha đẻ của Nguyên Lý Bất Định trong ngành Cơ Học Lượng Tử). Bài viết kết thúc với câu chuyện này, được kể bởi nhà vật lý Niels Bohr:
Một người cùng xóm với tôi tại Tisvilde có lần treo chiếc móng ngựa trước cửa nhà. Có người quen gạ hỏi, "Bác thật mê tín thế sao? Bác thật lòng tin rằng chiếc móng ngựa kia sẽ đem lại may mắn cho bác?" Và bác ta đã trả lời: "Tất nhiên là tôi không tin, nhưng người ta nói nó có ích ngay cả khi mình không tin." :)
Tôi rút ra ý này từ câu chuyện trên: có những thứ vốn là mê tín thật; nhưng cũng có thứ vốn là chân lý nhưng lại bị người ta đảo lộn thành mê tín.  Tại sao con người dễ bị đánh lận như vậy? Tôi đồ rằng, do họ không có một giá trị tuyệt đối nào để nương tựa. Một khi ta không có một tiêu chuẩn tuyệt đối về "nhân đạo", thì những gì vốn là có nhân đạo sẽ dễ bị đảo thành vô nhân đạo. Những gì vốn là chân lý, thì cho dù ta có cho nó là mê tín, thì nó vẫn là chân lý.
Mỗi lần trực diện với những tư tưởng chống tôn giáo, là mỗi lần tôi được cơ hội nhận ra rằng: chí ít đối với tôi, Giáo Hội Công Giáo thân yêu đúng là Hội Thánh của Đức Chúa Trời thật, và nó thúc giục tôi hãy mau mau làm trọn những gì tôi vẫn chưa chịu làm, kẻo tôi lại tự tay khóa lấy cánh cửa Hỏa Ngục từ bên trong. Và, đối với một số người chống tôn giáo, thật không ngoài vùng khả năng nếu họ lần bước được tới ngưỡng cửa Thiên Đàng, vì họ chống tôn giáo để giúp ích cho tôn giáo.
Chia Sẻ:

Cung Tự Phục Hổ Quyền – Học lại từ đầu

Từ hôm được bác Lê Long chỉ điểm cho, tôi đã ngưng không luyện tiếp bài quyền Phục Hổ sau khi đã tập xong 58 chiêu (toàn bài có 93 chiêu), e học lóm đã sai phương pháp.  Tức là, đã gián đoạn hơn một năm không tập luyện chiêu mới.

Hôm 26/09 tôi bấm bụng đặt mua băng DVD hướng dẫn của sự phụ Wing Lam (Lâm Vịnh Quan?), chiều nay họ đã đưa tới nhà. Tối nay vừa tập xong bài học 1 (trong 18 bài). Chưa chi đã thấy thật không uổng $56USD tí nào.

Chia Sẻ:

Hoàng đế

Vừa đi thăm hoàng đế tương lai (Marcus Aurelius)—bé cháu trai của tôi—sanh 3.7kg hồi sáng Thứ Tư.

Chia Sẻ:

Giỗ Ông Nội 2010

Trưa hôm Thứ Sáu vừa rồi, thấy thư của Nhị Đệ tôi gửi cho Phụ Thân, và CC cho tôi, với một câu hỏi ngắn gọn:

P & M wrote on 30/09/2010 1:11 PM:
Ba,
Ngày dỗ Ô Nội năm nay Ba có định làm gì không?
Câu hỏi đơn giản làm sao, mà khiến tôi nghẹn đắng cổ họng. Lần này, tôi không còn can đảm lẫn tự tin để lên tiếng.

Giỗ Ông Nội tôi (27-08 AL) năm nay rơi vào ngày Thứ Hai, 4 tây tháng 10. Trưa hôm nay (Chúa Nhật), Nhị Đệ tôi lên Toronto. Phụ thân tôi rũ cả bọn đi nhà hàng ăn Điểm Sấm. Ông dành một chỗ ngồi cho Ông Nội tôi, một dĩa thức ăn, và một chai bia Budweiser. Ba tôi rõ là một người con hiếu thảo. Câu chuyện trên bàn ăn thoáng nhắc đến Thất Thúc và Ngũ Cô, rồi quay về cuộc sống hằng ngày của mọi người đang hiện diện. Tôi thoáng ý thức được cơ hội “truyền bá đức tin” đối với gia đình tôi—quan niệm cúng giỗ trong đạo Công Giáo—nhưng tôi đã lặng câm.Mấy năm gần đây, vào mỗi dịp giỗ ông bà, tôi cố chép lại một vài câu chuyện xưa, tồn đọng từ nơi ký ức nghèo nàn này, để sau này con cháu còn có được chút ấn tượng về cội nguồn. Năm 2008, tôi đã có kể về lúc Ông Nội qua đời. Nay nhớ thêm, lúc đó Bà Nội tôi bảo tôi đứng chắp tay bên cạnh quan tài để hầu Ông. Tôi đứng hầu một hồi thì cảm thấy …mắc đái, nhưng lại không dám bỏ chỗ đi. Được một lát thì không chịu nỗi nữa, tôi bật òa lên khóc. Bà con bèn xúm tới. Bà Nội tôi--lòng luôn nghĩ tốt về con cháu—bảo: “chắc nó nhớ thương Ông Nội nó nên nó khóc.” Tôi nghe thấy êm tai, bèn xuôi theo. Nhưng được vài phút lại chịu không nỗi nữa, bèn nói với Nội là con mắc đái. Nội dẫn ra sau hè, bảo “con đái đi”. Khổ nỗi, tôi rặn quá trời mà đái không được nữa, thoạt đầu tưởng bị bí đái. Nhưng sau rồi đâu cũng vào đấy. Rồi thì Nội cho chạy đi chơi, không bắt đứng hầu nữa.

Sau đó, Nội lên Sài Gòn giúp Ngũ Cô buôn bán, để tôi ở lại Gò Công với Thất Thúc, vì tôi đang đi học. Thời ấy tôi được Ngũ Cô tặng cho biệt danh “Thỏ Đế” vì tính sợ ma. Thất Thúc dạy tôi mỗi tối nấu cơm tối xong thì bưng lên bàn thời cúng Ông Nội trong lúc thúc làm trong đồng ruộng (cách nhà 1km) phải về tối. Tôi dọn cơm, đốt nhang xong thì leo lên giường trùm mền lại để… trốn ma. Thi thoảng lén he hé mí mền lên nhìn về hướng bàn thờ, thấy dưới bóng đèn dầu lòe loẹt, con mèo hàng xóm nó phóng lên bàn thờ đớp đồ ăn vô tư, sợ quá không dám xuống đuổi mèo. Có hôm tôi “teo” quá kềm không đặng, bèn tốc mền, ba giò bốn cẳng chạy lên nhà Bác Ba Giáo chơi, chờ Thất Thúc đi làm về ngang thì đón tôi về.

Cập nhật 07/10/2010 12:59PM ET:

Mới vừa thấy tin nhắn của cô em họ tôi (con gái lớn của Thất Thúc):
(06/10/2010 1:24:22 PM): hôm qua em về với cô Năm,2 cô cháu đi về trong ngày bằng xe máy, vì công việc nên em chỉ nghỉ được 1 ngày thôi, cô 5 cũng bận việc nhà cửa,12 này là cô 5 fải chuyển nhà đi rồi. À, năm nay có Bác tư về nữa anh ạ, ổng ốm nhách mà đen thui…
Đọc đến đấy làm tôi nhớ thêm một câu chuyện. Nhớ chuyện nào bèn ghi ngay xuống chuyện nấy, kẻo thời gian xóa nó đi mất.

Mấy ngày trước khi Ông Nội qua đời, Tứ Thúc tôi, mỗi tối sau khi đi làm về, ông bắt ghế ngồi hầu bên cạnh giường bệnh của Ông tôi để tâm sự: “Ba, Ba thấy đỡ không Ba? Ba có biết là con thương Ba không Ba?” Ông Nội tôi thì thào, “Biết, mà mới biết bây giờ.” Câu trả lời ngắn ngọn của Ông Nội đã được hiểu theo hai cách khác nhau. Bà Nội tôi đã kể đi kể lại chuyện này nhiều lần. Theo Bà thì, Ông Nội tôi trách Tứ Thúc đã chờ đến lúc Ông gần chết mới quan tâm. Hồi năm 1998 khi tôi về Việt Nam dự đám tang của Bà Nội tôi, Tứ Thúc tôi nhắc lại câu chuyện này và tôi hiểu rằng Thúc đã hiểu câu trả lời năm xưa theo cách khác. Thúc cảm thấy được an ủi bởi lòng hiếu thảo với cha từ bấy lâu (mà mọi người không nhìn thấy) cuối cùng đã được công nhận trong giây phút chia ly ấy.
Chia Sẻ:

Loạn khứu giác?

Tối nay cặp mũi của tôi tự nhiên nghe phảng phất mùi khói thuốc lá, mặc dầu nhà tôi không có ai hút thuốc cả. Nhà hàng xóm đâu vách kế bên tôi có một cậu hay ra bậc thang trước nhà  ngồi hút thuốc, nhưng nếu tôi nhớ không lầm, lâu nay tôi đâu có ngửi mùi lạ này trong nhà mình bao giờ.

Viêm xoang, hay là tâm thần có vấn đề?

Chia Sẻ:

Ngu dã man

Ở ngoài đời thì tôi ngu đã đành, nhưng nhiều lúc giật mình tỉnh giấc sau cơn mơ, tôi tự mắng mình sao mơ ngu tàn bạo.

Tôi đang lái xe trên đường lộ, mơ mộng sao đó mà tôi vượt đèn đỏ. Khi nhận ra thì đã qua đến bên kia ngã tư. May là lúc đó đường vắng tanh nên đã không gây sự cố gì. Và đây là đoạn ngu: sau khi nhận thức được mình vừa vượt đèn đỏ, tôi tấp lại bên kia đường chờ cảnh sát tới …bắt phạt.  Quả là không sai, vài phút sau, có một xe cảnh sát hú còi ùa tới, nhưng không phải để phạt giao thông, mà để xét xe tôi tìm … súng đạn.

Không hiểu nổi.

Có thể do mấy hôm nay đọc thấy ngài Thị Trưởng Torontolíu lo” về dự luật đăng ký súng trường, nên bị ám ảnh chăng.

Chia Sẻ:

Cuối tuần 26/09/2010

Chiều Thứ Bảy, rảo chân ra Bến Tàu, xem được cái này, cái này, và cái này:

Trưa Chúa Nhật, xuống bến xe lửa Union Station mua vé cho mẫu thân, sẵn tiện leo lên tháp CN (cách trạm Union 5’ đi bộ). Tôi đã dùng một quái chiêu, mà tôi không lấy làm tự hào mấy, để vào cửa miễn phí. ;-)

Chiều Chúa Nhật lên nhà Tam Đệ. Nhị Đệ tôi ghé nhà nó chơi, nên nó gọi rủ tôi lên uống bia. Tiện đây, tôi ghi nhận một điều là kể từ khi xãy ra sự cố của năm ngoái, Nhị Đệ tôi đã trở nên “khách sáo” đối với tôi. Tôi không biết nó nghĩ gì về tôi, hoặc nếu mẫu thân tôi có tạo ấn tượng gì. Nghĩ cũng không cần thiết làm cho rõ vấn đề làm chi. Phần tôi thì tôi nghĩ: phản ứng tự nhiên của con người là, nếu mình nghĩ người ta đang nói xấu về mình, thì mình sẽ có cảm giác phẫn uất. Cho nên, bản thân tôi cần lưu tâm hơn đến lời Đức Cố Hồng Y John Henry Newman trong tác phẩm Apologia Pro Vita Sua: Đừng cho rằng những lời lẽ ấy xúc phạm đến mình, dù cho chúng có vẻ không mấy gì tốt đẹp.

Chia Sẻ:

Giữ vững mục tiêu

Tác phẩm “Thiết Kế Tối Thượng” (The Grand Design) của bác Stephen Hawking hoàn toàn tiêu diệt quan niệm của tôi rằng một chuyên gia vật lý học sẽ dễ cảm ứng về Thượng Đế hơn một chuyên gia sinh vật học, cảm hứng đưa đến từ nhận thức về sự bao la vừa kinh hồn vừa tuyệt vời của vũ trụ. Chương trình Larry King Live vừa có cuộc thảo luận về tác phẩm này:

Trang Wikipedia trích lời của tác giả:

“Do những qui luật tự nhiên như Lực Hấp Thụ [và thuyết lượng tử], vũ trụ vốn có khả năng và sẽ tự tạo nên chính mình từ cõi hư vô (nothingness). Sáng tạo tự phát là lý do tại sao có thay vì không, tại sao vũ trụ tồn tại, vì sao con người chúng ta tồn tại. Không cần thiết phải dùng đến Thượng Đế để khởi xướng và kích động một vũ trụ.”

Trả lời câu hỏi “ông có tin sự tồn tại của Thượng Đế không?”, Stephen Hawking trả lời:

“Thượng Đế có thể có tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích cho vũ trụ mà không cần dùng đến Đấng Tạo Hóa”.

Dường như, cái họa của những người làm khoa học là họ buộc phải chối bỏ Đấng Tạo Hóa để phục vụ Đấng Tạo Hóa một cách hữu hiệu hơn.

Tôi nửa muốn đặt mua quyển The Grand Design để đọc cho biết. Nhưng ngẫm lại, tôi nên đọc Apologia Pro Vita Sua (Biện Hộ Lối Sống của Một Người [Công Giáo]), hoặc nghe đọc, thì tốt hơn. Đối với tôi ở thời điểm này (thời điểm mà khoảng thời gian còn lại không còn mấy dư thừa), dường như soi mói về những thứ tôi không thể thay đổi được (cội nguồn và cơ cấu của vũ trụ) là một việc làm vô bổ hơn là suy niệm về thứ mà tôi hãy còn khả năng cứu vãng được (linh hồn tôi).

Mỗi người trong nhân gian đều được mời gọi để trở nên thánh, tuy rằng không ai cũng ý thức được cơ hội dành riêng cho mình. Đây phải là mục tiêu tối thượng, hơn cả sự bình an và hạnh phúc của bản thân. Giả tỉ nếu tôi chưa cảm thấy bình an và hạnh phúc thì có thể tôi chưa sống đủ thánh thiện. Ngược lại, nếu một người cảm thấy họ đã đạt được bình an và hạnh phúc, thì chưa hẳn là họ đang được hưởng thánh ân (“living in a state of grace”). Một mặt, không gì đáng tiếc hơn khi tôi hoàn tất cuộc hành trình này với những câu than van bắt đầu bằng hai chữ “phải chi” (“what if”). Mặt khác, cũng vì hai chữ “phải chi” mà nhiều lúc tôi hành động bồng bột, nông nỗi. Cho nên, không thể phủ nhận Ơn Trời để làm nên mọi sự. Có thể, đây là phúc đức của kẻ ngu khờ tột cùng như tôi.

Chia Sẻ:

Kinh Cầu Đức Chúa Thánh Thần – Lm. Richard Rohr

Biết qua WindowstotheSoulBlog của Sr. Marie Paul Curley:

[Lạy Chúa Thánh Thần, Ngài là] Tặng phẩm thuần túy của Thiên Chúa,
Sự hiện diện bên trong,
Lời hứa của Chúa Cha,
Sinh lực của Chúa Giêsu,
Sự cam kết và đảm bảo,
Sự vinh danh muôn thuở,
Luật sư biện hộ,
Đấng thánh hóa nội tâm,
Sự nhắc nhở về Mầu Nhiệm,
Thiết bị định hướng,
Đấng hiểu biết mọi sự,
Chứng nhân kiên định,
Đấng khắc phục Thiếu Sót,
Nhận thức hằng có và mãi mãi,
Quan sát viên đầy thương xót,
Lõi từ,
La bàn tìm Chúa,
Sinh khí nội tâm,
ĐNA thần thánh,
Nơi mong ước chung,
Hiển vinh được ban tặng,
Tình yêu tiềm tàng của Thiên Chúa,
Nhận thức không chọn lựa,
Niềm hy vọng được ghi xương khắc cốt,
Sự khao khát trào dâng,
Lửa của sự sống và tình yêu,
Thần hòa giải,
Sự bất bạo lực của Thiên Chúa,
Dấu ấn của Sự Nhập Thể,
Hoa quả đầu mùa của mọi thứ,

Gió đổi thay,
Bồ câu hạ xuống,
Đám mây vô thức,
Hồng ân vô tạo,
Khoảng trống được lấp đầy,
Thiên nhãn,
Niềm mong đợi sâu thẳm của chúng con,
Tâm ân cần,
Vết Thương thiêng liêng,
Sự chữa lành cực thánh,
Đấng làm mềm lòng chúng con,
Thánh Ý Chúa,
Lòng thương xót vô bờ,
Sự khoan hồng của Tạo Hóa,
Chiến thắng sẵn có,
Nỗi Sầu Bi Đơn Độc,
Niềm hoan hỉ chung của chúng con,
Giọt lệ của Thiên Chúa,
Hạnh phúc của Thiên Chúa,
Sự đón nhận từ trong,
Hiệp ước vĩnh cửu,
Khế ước khắc ghi trong tim chúng con,
Tình nhân ghen tuông,
Thiên Chúa thèm muốn.

Đấng hằng cầu nguyện trong chúng con, qua chúng con, với chúng con, cho chúng con, và thay cho chúng con. Amen! Alleluia!
~ Richard Rohr, OFM

Có một điều tôi luôn nghi ngờ về tín đồ của các tôn giáo khác, và ngay cả những người không tôn giáo: nếu họ có trải nghiệm cái gì đó có tính cách linh thiêng, siêu việt (tôi không ngờ ở phần này), thì có thể “cái” mà họ đang trải nghiệm ấy chính là Chúa Thánh Thần. Nhưng, việc làm của Chúa Thánh Thần không gì ngoài mục đích là dẫn dắt họ đến với Hội Thánh của Chúa Giêsu—“extra ecclesiam nulla salus”. Hmm…

Chia Sẻ:

Như mùi thiếu niên

Chiêu “bích hổ du tường” này tôi dùng hồi chiều hôm nay để hù dọa mấy đứa trẻ con tại hội hè Taste of the Kingsway:

Chia Sẻ:

Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va (bỗ sung)

Trước đây tôi đã từng báo cáo thất lạc 2 mẫu phản hồi mới nhất của bài Giáo phái Nhân Chứng Giê-hô-va.

Tối nay trong lúc sáp nhập danh sách các blog từ Bloglines vào Google Reader thì tình cờ thấy 2 bài phản hồi kia hiện lên (đa tạ bác Google đã lưu dùm).

Tôi đăng lại tại đây cho trọn…

Mar 30, 2010 3:29 AM by nospam@example.com (Thanh Thuy):

Thấy mấy anh comment dữ quá nên cũng muốn nói vài lời. Theo quan điểm của em, tôn giáo chính là niềm tin của mỗi người. Em cũng là một người từ trong Thiên Chúa giáo bước ra ngoài và hiện là tín đồ Giêhôva. Lúc còn ở trong Thiên Chúa Giáo, em chỉ biết đi lễ nhà thờ, bỏ lễ là có tội trọng, trong khi đó không ai cho em đọc kinh thánh cả. Quanh đi quẩn lại chỉ đọc kinh lạy cha, kinh lạy thánh Maria,... nói chung là những kinh mà từ bé đến lớn cứ lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời của em. Nó làm em thuộc lòng nhưng không hiểu hết ý nghĩa của nó. Từ ngày em cầm trên tay cuốn kinh thánh, em thấy mọi thứ như được mở ra trước mắt. Em không muốn ép ai phải tin em, em cũng chẳng chê bai tôn giáo nào nhưng xin mấy anh đừng đêm tôn giáo ra bàn luận như vậy. Em thấy việc mình bàn luận hoặc chê bai lẫn nhau chỉ càng thể hiện tội lỗi hơn.
Em chỉ muốn nói rằng, nếu mình tin thì mình để trong lòng mình, bởi vì mỗi người sẽ có cách nhìn nhận vấn đề và suy nghĩ khác nhau.
Chúc mấy anh luôn vui khỏe.

Mar 30, 2010 11:31 AM by nospam@example.com (CDK):

Bạn Thanh Thuy (Thanh Thúy ?) mến,
Tôi sầu cho bạn chưa hiểu đạo thì đã vội bỏ đạo, không kém gì tôi sầu cho tôi tuy có chút hiểu biết về đạo mình nhưng không theo đạo được cho trọn.
Quan điểm "tôn giáo chính là niềm tin của mỗi người" của bạn--dường như hàm ý muốn nói "đạo nào cũng tốt"--là cái mà Đức Hồng Y Joseph Ratzinger từng gọi là "Nền Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối".
Những cái mà bạn đã được dạy (siêng năng đọc kinh, xem dự thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa) là những món ăn cần kíp cho linh hồn--thậm chí chúng quan trọng hơn cả sự thấu hiểu Thánh Kinh. Nếu khi còn là phần tử của Giáo Hội, bạn không được đọc Kinh Thánh, thì có lẽ là do hoàn cảnh thiếu phương tiện, và cũng có thể là Chúa muốn thử thách đức tin và tính kiên nhẫn của bạn. Hiện giờ bạn đã lên được tới mạng lưới Internet, có dư thừa thông tin về đạo Công Giáo, thì "thiếu phương tiện" không còn tính thuyết phục nữa nhé.
Mong rằng một ngày nào đó, khi đã tìm hiểu đủ đầy, và nhờ sự linh hướng của Chúa Thánh Thần, bạn Thanh Thúy sẽ quay về với Giáo Hội, là Thân Thể và đồng thời là Hiền Thê của Chúa Cứu Thế, dù rằng con cái của Nàng lắm khi cũng xúc phạm nhiều lỗi lầm.

Chia Sẻ:

“nhân hòa” trong Kinh Thánh

Hôm qua ComputerBoy đã email cho tôi vài ý kiến dưới đây do gợi hứng từ bài Chúa Nhật hay Chủ Nhật, tôi đánh số các luận điểm của bạn để tiện hồi âm. Và tôi hồi âm trong sự gượng ghệu, bởi tôi tự biết mình vẫn chưa được am tường Kinh Thánh cho lắm.

Bạn viết:

0Không hiểu sao tôi gửi comment trên blog mà nó không hiện ra. Nên tôi gửi anh file text này đọc tạm vậy.
---
Hè, Wái khách đăng bài đúng ngay Chúa Nhựt luôn hen! ;)

Về việc chống hay không chống thì Boy tui nghĩ theo Phật, không có chấp! "Nhứt thiết vi tâm tạo", tức là mình nghĩ "chống" ắt nó là "chống", mà không nghĩ "chống" liền chẳng có gì chống đối cả.

Tôi không theo bất kỳ tôn giáo nào (vì với tôi, tu tại ở chính mình, tôn giáo cũng chỉ là môi trường, tạo điều kiện, tạo hình thức cho mình dễ tu thôi). Nhưng tôi có nghiên cứu cả kinh Phật lẫn kinh Thánh và đều thấy giá trị của những bộ kinh đó. Theo ý của tôi thì kinh Thánh hay ở chỗ gần gũi với đại chúng, khuyên những điều rất thiết thực trong cuộc sống (chứ không cao xa như kinh Phật). 1Nhưng hình như kinh Thánh vẫn còn quá đặt nặng vào "đức tin" mà thiếu đi phần "nhân hòa". Nếu anh Hải thực sự coi "Mẫu thân của ComputerBoy có thể là một người phi thường" thì tôi xin phép được góp ý một chút. Sở dĩ mẹ tôi được như vậy là vì mẹ không có tâm "phân biệt", 2không có cho cái gì là xấu (hoàn toàn) hay tốt (hoàn toàn) cả. Cái gì cũng vậy, chỉ cần mình tránh cái xấu của nó và chú trọng vào cái tốt của nó thì kết quả cũng sẽ tốt thôi. Dù là thằng ăn cướp, mà mình thấy và khuyến khích cái tâm tốt của nó, từ từ rồi nó cũng sẽ thành người tốt mà thôi. 3Còn dù là người hiền cách mấy (người chứ không phải thánh nhân như Chúa hay Phật nhé) mà mình cứ chọc ngoáy vào khuyết điểm của người ta (vì người phàm thì ai cũng có khuyết điểm) thì rồi người ta cũng phải tức giận lên mà chửi lại mình thôi. "Dù bạn có học bao nhiêu trường đại học đi chăng nữa, bạn cũng sẽ trở thành 'đồ mất dạy' -- khi bạn bị người ta chọc tức." (theo sách "Thất Nhân Tâm" -- những điều không nên làm)

Sở dĩ tôi nói nhiều như vậy là vì muốn anh Hải được hoàn thiện hơn trong suy nghĩ và tính cách. 4Nếu có thời gian, anh có thể đọc thêm giáo lý của Phật thì sẽ thấy nếu sống hài hòa, bao dung hơn, mình sẽ được thanh thản hơn rất nhiều. Xin lỗi là đã đụng tới đức tin của anh, nhưng tôi nghĩ anh là người hiểu biết nên sẽ có tầm nhìn rộng rãi nên sẽ thu được lợi ích qua lời của tôi (nếu với 1 người không thể tiếp thu thì tôi không phải mất công như vậy).

Cụ thể hơn, tôi xin mạo muội phân tích một đặc điểm của kinh Thánh. Với vốn kiến thức ít ỏi của mình, tôi không tránh được sai sót, mong anh không giận mà thẳn thắn góp ý nhé. Đó là sự hiếm hoi lời khuyên về "nhân hòa" trong kinh Thánh (Vì hiếm nên quý, mong anh đóng góp để tìm ra những hạt ngọc đó, để đừng bỏ quên nó trong những trang giấy): Trừ một số ít chỗ, như Bài giảng Trên Núi, 5thì hầu như kinh Thánh không hề nhấn mạnh việc con người ta phải có tâm khoan dung, nhân từ, hỉ xả, hòa thuận, v.v., những đức tính quan trọng để tạo nên một xã hội an bình. Tuy nhiên, những điều "nhân hòa" đó có thể có được gián tiếp thông qua "đức tin", thông qua việc mọi người cùng đồng lòng phục tùng cùng một đức Chúa duy nhất. 6Nhưng than ôi, dù cả mấy chục tôn giáo cùng dùng chung một cuốn kinh (Cựu ước), dù mấy trăm giáo phái cùng thờ chung một nhân vật lịch sử (Chúa Jesus - Tân ước), nhưng mỗi bên lại có một đức Chúa khác nhau! (Dù cùng gọi một tên "Chúa", nhưng chỗ bên này bảo là "của Chúa" thì bên kia bảo "của Satan" thì sao có thể gọi là giống nhau được?!)

Việc phân lập hai thái cực ChúaSatan đã vô tình làm cho con người dễ suy nghĩ cực đoan: Tất cả những gì trái với "ý Chúa" là thuộc về Satan. 7Nhưng nhiều người lại quên mất rằng từ thuở loài người xây tháp Babel, Chúa đã tản họ ra khắp đất bằng cách cho họ "không hiểu tiếng của nhau nữa". Đó không chỉ là vấn đề ngôn ngữ nói riêng, mà còn là vấn đề nhận thức nói chung. 8Cùng một lời của Chúa nhưng kẻ hiểu thế này người suy thế kia, không có Chúa phán xét thì hiển nhiên ai cũng nhận mình là "theo Chúa" còn đối phương là "theo Satan". Những cực đoan này đã dẫn đến không ít bi kịch trong lịch sử tôn giáo, và thậm chí còn bị những chính trị gia lợi dụng để gây nên cả một cuộc chiến tranh đẫm máu  "Thập tự Chinh".

9Chúa dạy "Nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái" nhưng có mấy ai làm được? 10Có lẽ không phải do Chúa "dạy ít" mà do những nhà tư tưởng của các tôn giáo "theo Chúa" đã không coi trọng những điều đó. Có thể "chủ nghĩa kinh viện", thái độ coi "từng câu từng chữ trong kinh Thánh là thánh" nên cứ phải hiểu theo nghĩa đen, nghĩa hẹp, để rồi thấy những lời khuyên đó là "quá đáng" để rồi "đọc cho có đọc" thôi chứ chẳng đọng lại trong đầu người ta cái gì. Nhiều người quên mất rằng những lời của Chúa Jesus nói ra là hai ngàn năm trước, trong bối cảnh xã hội khác, kiến thức khoa học kỹ thuật khác. Hơn nữa, lời của Chúa bản chất lúc nào cũng đã mang tính hình tượng cao rồi, nói một tất phải hiểu mười.

Mong anh Hải góp ý thêm về yếu tố "nhân hòa" trong kinh Thánh để cái nhìn ra ngoài càng được khoan dung hơn.

Trước hết, cám ơn bạn đã trao đổi, và xin trả lời một cách tổng quát trước. Thứ nhất, toàn bộ Kinh Thánh của Thiên Chúa  giáo (bao gồm Cựu Ước và Tân Ước) có thể tóm tắt bằng hai lời dạy sống đạo như thế này: 1) Hãy yêu mến Chúa hết lòng hết sức, và 2) hãy thương tha nhân như thương chính bản thân mình. Cho nên, khi bạn nói rằng đạo Thiên Chúa không dạy về “nhân hòa” thì bạn đã loại bỏ phân nửa của Kinh Thánh rồi còn gì? :-)

Thứ hai, Kinh Thánh chứa nhiều điều “kỳ diệu” (mạn phép tôi dùng mượn ngôn ngữ của Phật giáo), và đọc Kinh Thánh cần thiết có cái “tâm”. Tức là, cùng một câu, nhưng đọc với cái tâm hướng đạo thì bạn sẽ hiểu đường này, và đọc với cái tâm bài đạo thì sẽ hiểu theo hướng khác. Tôi xin nêu một ví dụ, trong một bài đọc  Phúc Âm cho Thánh Lễ cuối tuần vừa rồi, có đoạn chép như sau:

Có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ: "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.
(Luke 14:25-27)

Nếu bạn chủ ý bài trích Kitô giáo thì bạn có thể nói rằng ông Giêsu này dạy người ta bất hiếu với cha mẹ, và bất nhân bất nghĩa với vợ, con, anh, chị, em mình. Nhưng, với tín đồ Kitô giáo thì đây là lời dạy của Đức Chí Tôn dự phòng cho trường hợp những bậc cha mẹ lạm dụng thân tình để ép buộc con cái đi vào con đường tội lỗi.

Bây giờ, xin trả lời từng điểm mà bạn đã nêu …

#0: Có thể nào bạn không “comment” được cho blog này là vì giới hạn của tường lửa chăng? Bạn thử truy cập bằng địa chỉ này thử xem có hiệu quả hơn không: http://tinyurl.com/quaikhach.

#1 và #5: Thực trạng những tín đồ Thiên Chúa giáo như tôi chưa thực hành được tính “nhân hòa” không có nghĩa rằng Thiên Chúa Giáo không dạy về nhân hòa, cũng như một Phật tử như ông Trần Chung Ngọc chuyên thích phỉ báng đạo Thiên Chúa đã không làm cho tôi nghĩ rằng đạo Phật không dạy về “nhân hòa”. :-)
Như đã gợi ý trong phần trả lời tổng quát, Thánh Kinh không thiếu lời dạy về sự hòa thuận, yêu thương tha nhân. Bạn đã nhắc đến Bài Giảng Trên Núi. Còn có Dụ Ngôn người Samari Nhân Lành (Luke 10:25-37), Hai Người Thiếu Nợ (Luke 7:36-50), Người Đày Tớ Ác Ôn (Matthew 18:21-45). Về Bài Giảng Trên Núi, đoạn cuối của Matthew chương 5 còn có chép như thế này:

43 "Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. 44 Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em. 45 Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính. 46 Vì nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì anh em nào có công chi? Ngay cả những người thu thuế cũng chẳng làm như thế sao? 47 Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao? 48 Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện.

“Người cho mặt trời soi sáng cho kẻ xấu cũng như người tốt”, cho nên “hãy thương kẻ thù ghét mình”. Đây là vũ khí của người Kitô hữu trong cuộc chiến tâm linh, và là giáo huấn trực tiếp từ chính Ông Trời: hãy dùng tình thương để hóa giải hận thù. Còn gì tuyệt vời hơn khi người ta thi hành được lời dạy đó?

Nhưng, tôi ghi nhận ngụ ý của bạn là cá nhân tôi hãy còn cần phải cố gắng nhiều hơn trong việc thực thi giáo huấn thương người của Chúa. Đây là Thập Tự Giá mà kẻ đồ đệ tội lỗi như tôi đang gánh vác trong cuộc hành trình chốn nhân gian.

#2: Nếu trong bối cảnh của cái vũ trụ hữu hình này thì có thể đúng là “không có cho cái gì là xấu (hoàn toàn) hay tốt (hoàn toàn) cả”. Đạo Thiên Chúa còn tin rằng, cái “xấu” nó giúp hoàn thiện cho cái “tốt”. Tuy nhiên, quan niệm “không gì xấu/tốt hoàn toàn” dễ khiến cho người ta sa vào cái lưới mà người Công Giáo gọi là “đạo đức tương đối” (“moral relativism”, xem thông điệp Veritas Splendor của John Paul II), và hậu quả sẽ là: thái độ dửng dưng, tức là “anh sai thì mặc anh, không can hệ gì đến tôi”. Đây không phải là quan niệm của đạo Thiên Chúa. Quả là đạo Thiên Chúa, với quan niệm một chân lý tuyệt đối (thiện), ước muốn loại trừ mọi thứ ác, nhưng loại trừ cái ác để cứu rỗi kẻ làm ác, chứ không phải tiêu diệt họ. Ở điểm này, môn đệ của Chúa Giêsu đã có lần sai phạm như trong giai đoạn Thập Tự Chinh và sự ngược đãi đối với các nhà khoa học như Galileo, và JPII đã có lần xin lỗi cùng Thế Giới về những sự kiện này.

#3: Bạn làm tôi liên tưởng đến một vị cố Hồng Y mà tôi được biết đến mới đây qua Salt+Light blog và qua cuộc nói chuyện này, tên John Henry Newman (1801-1890). Ông bị nhục mạ từ thể xác lẫn tinh thần bởi tay những người chống đối ông, nhưng ông không hề phản ứng bằng sự tức giận hay thù hằn. Ông này noi gương Chúa Giêsu thật tuyệt vời. Tôi nêu ví dụ này để nói rằng, vẫn có người phàm tục biết nhẫn nhịn được chứ không phải ai cũng trở thành “đồ mất dạy” khi bị “chọc tức”.

#6: Như tôi đã gợi ý ở phần trên, có lẽ sự cố tình mập mờ của Thánh Kinh là để thử cái tâm của con người. Ý mọn của tôi về việc tại sao Thiên Chúa giáo có nhiều chi phái, là y như bạn đã nhắc đến ở #9: tiêu chuẩn của Chúa rất cao, có mấy ai vượt qua được. Từ đó, người ta suy ra: chắc Chúa chỉ nói bóng bảy vậy thôi chứ cốt ý không phải vậy. Cho nên mới có tình trạng “hiểu thế này, suy thế kia” (#8). Và, họ tự hạ cây thước chuẩn ấy xuống để cho mình dễ nhảy qua hơn. Việc làm này dư thừa, nếu không muốn nói là tai hại, trong khi Chúa không bắt buộc người phàm phải nhảy qua cho được cây thước cao kia, mà chỉ đòi hỏi sự cố gắng. Có chịu nhảy thử hay không là cái mà người trong đạo gọi là tự do ý chí (free will). Còn nhảy qua được hay không còn phải nhờ ơn Trời (grace).

#7: Tôi tra Commentary on the Whole Bible Volume I, Genesis 11 của Matthew Henry, thấy có giải thích: ngày xưa loài người xây Tháp Babel để đề phòng cơn Đại Hồng Thủy thứ hai, vì họ không tin ở Trời. Nghe tương tự một cách rùng rợn với quan niệm ngày nay: người ta không cần có Trời để sống thánh thiện.

#10: Những lời của Chúa Giêsu có lời cần hiểu theo nghĩa đen (literally), có lời cần hiểu theo nghĩa bóng (metaphorically), và cũng có lúc nên hiểu theo cả hai. Khi nào nên hiểu theo nghĩa đen và khi nào nghĩa bóng, thì các nhà nghiên cứu Kinh Thánh họ đối chiếu với các đoạn khác của trong bộ kinh. Người ta có thể đi đến hai quy tắc cho việc hiểu Thánh Kinh: 1) hiểu sao cho không gây mâu thuẫn với các đoạn/sách khác trong Thánh Kinh, và 2) hiểu theo hướng tích cực, bởi Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa, mà Thiên Chúa là đấng trọn lành.

Và sau cùng, để trả lời điểm #4 của bạn, thỉnh thoảng tôi cũng có đọc thử một vài lời của Phật Thích Ca hoặc của vài đệ tử nhà Phật như Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc Thiền Sư Thích Nhất Hạnh để so sánh khi cần. Có nhiều cái có thể dung hòa được giữa hai giáo thuyết Chúa-Phật, nhưng có vài tín điều của Phật Giáo nó trực tiếp đối ngược với Thiên Chúa Giáo. Ví như Thuyết Luân Hồi chẳng hạn, nó tương phản với quan niệm Phục Sinh (xác người sẽ sống lại) của đạo Thiên Chúa. Nói cho cùng, tuy bất đồng quan điểm nhưng theo tín điều Thiên Chúa giáo, như đã nêu ở trên (#1), tôi phải yêu thương những người anh em đồng loại của tôi trong tình người, bất luận là tôn giáo nào.  Như vậy, tôi với bạn cũng giống nhau, chúng ta đều nói lên vì tình người, vì muốn bạn mình được “hoàn thiện hơn”. Còn việc lời nói có tác động lòng người như thế nào, thì còn phải nhờ ơn Chúa Thánh Thần.

Cầu chúc bạn ComputerBoy bình an, sớm hội nhập vào gia đình Công Giáo. ;-)

Chia Sẻ:

Ngôi Con

Nghe bài đọc Thánh Kinh hôm nay, làm tôi lại nhớ đến mấy người anh em Chứng Nhân Giê-hô-va hôm nọ

Trong Tông Thư gửi các tín hữu Rôma, Thánh Phaolô viết:

Chúng ta biết rằng: Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Ngài, tức là cho những kẻ được Ngài kêu gọi theo như ý Ngài đã định. 29 Vì những ai Ngài đã biết từ trước, thì Ngài đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài, để Con của Ngài làm con trưởng giữa một đàn em đông đúc. 30 Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Ngài cũng kêu gọi; những ai Ngài đã kêu gọi, thì Ngài cũng làm cho nên công chính; những ai Ngài đã làm cho nên công chính, thì Ngài cũng cho hưởng phúc vinh quang. (Rom 8:28:30)

“cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Ngài”. Hmm…nhưng, Sáng Thế Ký có chép:

Thiên Chúa phán: "Chúng ta hãy làm ra con người theo hình dạng của chúng ta, giống như chúng ta…” (Stk 1:26).

Khó có thể xua đuổi ý tưởng hiện lên trong đầu, rằng dường như Phaolô cũng đã tin: Giêsu là Chúa.

:-)

Chia Sẻ:

Ngày lễ Lao Động, ngẫm về … lao động

Bài suy ngẫm từ Lm. Bob Wild, với tựa đề Đường Na-za-rét để Đến Với Chúa (The Nazareth Way to God) (biết qua S&L Blog):

Đối với nhiều người, họ sẽ không bao giờ làm nên điều vĩ đại…[Họ] không “chuẩn bị” để dấn thân vào một sứ mạng to tát nào đó, mà công việc lao động hằng ngày của họ chính là sứ mạng.

Chúng ta không thể để công việc biến thành một sự ám ảnh. Chúng ta phải làm việc sao cho cách làm việc ấy dẫn dắt ta đến với Chúa Cha…

Lời lẽ cắt như dao đối với một thằng đã từng “say mê” công việc như tôi; sở dĩ giờ này gần nửa đêm mà tôi vẫn ngồi lọ mọ làm việc, nó là bằng chứng. Nếu 9-10 năm trước tôi nghĩ tôi cần phải phấn đấu nhiều vì tôi ngu, vậy bây giờ thì sao?  Nếu nhắc đến tội ham tiền thì chắc là tôi được miễn chấp, bởi nếu vì tiền thì tôi đã bỏ con tàu này lâu rồi. Thậm chí, thay vì nói rằng “anh không trả lương thì tôi không làm nữa”, thì tôi nói “dù nhận lương hay không thì tôi vẫn tận lực như thế”. Thử thách cho tôi là liệu tôi có thể duy trì được quan niệm này đến bao lâu. May phước một điều—và tôi đã đôi lần chứng kiến điều này--là ngay khi tưởng chừng như đang ở tận cùng của hy vọng thì lại được ơn Trời phù hộ.

Mặt khác, tôi cũng ý thức được rằng, trong quan hệ với đồng nghiệp, với khách hàng, có tiềm ẩn bao nhiêu là thử thách cho một người tín hữu.

Và, liên tưởng như vậy về lao động thì không khỏi đi đến khái quát về hành động: mỗi hoàn cảnh nhỏ nhoi trong đời tôi đều là những thử thách sống đạo. Không nói đâu xa, mới ba ngày lễ vừa qua, trong lời nói và việc làm với gia đình và bạn hữu, tôi đã ba lần phải đấm ngực mà than: ôi, tôi lại thất bại trong thử thách. Cảm giác có khác nào Thánh Phêrô đã từng thấm thía ngay sau khi nghe tiếng gà gáy chăng?

Chia Sẻ:

Chúa Nhật hay Chủ Nhật

Lâu nay tôi cứ ngỡ rằng “Chủ Nhật” là loại từ ngữ của những người Việt chống đạo Thiên Chúa, dùng để tôn thờ chủ nhân (người trả lương cày cấy cho họ hằng tháng). Nếu vậy thì thật là hoang đường, vì bởi … “Đây là ngày Chúa đã làm nên, nào ta hãy hỷ hoan vui mừng” (Thánh Vịnh 118:24).

Thế nhưng, nay thấy bạn ComputerBoy giải thích (+1), tôi mới ngộ ra, rằng có thể mình lại trách lầm người ta:

Theo mẹ tôi thì ngoài yếu tố thay đổi âm đọc, [Chủ Nhật] có thể hiểu là "ngày của Chủ Nhân" - "day of the Master" - "day of the LORD".

Quá hay! Mẫu thân của ComputerBoy có thể là một người phi thường. :-)

Quả thật, con người vốn chỉ có một Chủ Nhân đích thực. Tuy nhiên, tôi vẫn thích gọi là “Chúa Nhật” hơn.

Chia Sẻ:

Lần đầu viếng mộ Lm. Georges-Henri Cloutier (1912-1997)


Hồi tạm cư tị nạn ở Nhật Bản (1985-1986) tôi đã sống tại hai trại công giáo, một ở Kashiwazaki do Cha người Ý Leo Bassi trông quản, và một ở Karasuyama của cha người Mỹ gốc Canada Georges Cloutier. Khi ở trại của Cha Leo, tôi chưa vào đạo nên đã không biết nhiều về ngài, còn Cha Georges thì tôi rất gần.  Cho đến khi nhập trại của Cha Georges thì tôi mới được Cha Hồng Kim Linh (nếu tôi nhớ không lầm) viếng thăm và rửa tội cho. Từ đó, tôi được tháp tùng với hai đứa con trai của bố Nguyễn Thời Thí, mỗi sáng lên nhà nguyện của Cha để đọc kinh ban sáng và sau đó được Cha chở bằng xe hơi (lần đầu tiên trong đời được đi “xe huê kỳ”) đến nhà dòng của các Sơ để giúp lễ. Có lần ông gọi tôi lên phòng làm việc của ông chơi, và gọi cơm phần cho ông và tôi cùng ăn trưa. Trong nhiều lần ông trò chuyện với tôi, tôi không còn nhớ ông đã nói/dạy tôi điều gì. Ấn tượng của tôi giờ này là có lẽ Cha truyền đạo qua việc làm hơn là qua lời nói.
Sau khi chúng tôi sang định cư tại Canada, phụ thân tôi vẫn giữ liên lạc với Cha. Hai lần đi nghỉ phép, cha đã viếng thăm chúng tôi (bấy giờ có 3 gia đình từ trại Cha định cư tại Toronto). Sau đó thì ngài về nghỉ hưu luôn tại nhà dòng Les Pères Franciscains (5750 boul Rosemont, Montréal), và gia đình tôi có lên thăm ông một lần.
Cha George (chúng tôi thường gọi ông như vậy) qua đời trong lúc tôi đang học năm cuối ở Waterloo.
Từ khi ra trường cho đến nay (đã hơn 13 năm), tôi chưa hề đi viếng mộ ông.
Trưa Thứ Năm tuần rồi khoảng 14h00 chiều, sau khi viếng Đền Thánh Giuse xong (Thánh Cả Giuse là thánh bổn mạng của tôi), tôi gọi điện đến nhà dòng Les Pères Franciscains (514-259-6911)--địa chỉ và số ĐT do phụ thân tôi cung cấp--để hỏi thăm về nơi an nghỉ của Cha George. Giọng một người nữ bên kia đường dây chỉ tôi đến nghĩa trang Le repos Francois d’Assise tại 6893 Sherbrooke Est, khu 4D. Tôi đến nơi, và những gì xảy ra tiếp theo có thể gọi là một trò cười hoặc là một giới thiệu thêm về sự ngu của tôi.
Tôi tìm mãi không ra khu 4D (thấy bảng đề khu 4A, 4B,…, nhưng không thấy để 4D), bèn vào văn phòng hỏi thăm, được bác đàn ông độ khoảng ngũ tuần,  chỉ cho sơ đồ này (phần mộ của các cha dòng Phanxicô nằm đối diện với Nghĩa Trang Việt Nam). Tôi bèn quay trở ra, tìm ra tấm mộ bia, lội trên các bãi cỏ để đến gần tìm đọc tên Cha George, nhưng không thấy nấm mồ đâu cả. Quay trở lại văn phòng, tôi ngơ ngớ hỏi bác tiếp viên: “Tôi tìm ra tấm bia mộ chung, nhưng xác ngài đã được chôn cất ở đâu?” Và để trả lời, bác ta đưa cho tôi tấm họa đồ này. Thì ra người Tây phương lấp mộ bằng phẳng với mặt đất, không làm nấm mộ nhô nhố lên như người Á Đông mình. Phía dưới luống cỏ xanh tươi mà tôi đã giẫm lên, để đến gần đọc được tấm mộ bia, là một loạt xác chết đang yên nghỉ dưới đấy. Cha George được chôn tại ô số 618.  Trở lại lần thứ hai, tôi đã không dám bước lên luống cỏ nữa mà chỉ ngồi quì bên mé cạnh đường Lyall mà cầu nguyện.
Chia Sẻ:

Chưa đi đã vấp … hai lần

Sát gót của chuyến đi, chợt có phát giác bất ngờ (1), liền theo đó là một sự mộ phạm đến đức bác ái của Ngôi Lời (2). 

Dấu hiệu ăn năn của người chợt vấp ngã là niềm cô độc vô biên và cảm giác kém cỏi tột cùng. Ôi, bản tánh sa ngã của con người, ta ghét mi làm sao!

Ơn Trời.

Chia Sẻ:

Mosaika

Đang dự tính lên thủ đô chơi vài ngày, nay thấy TGM Terry Prendergast giới thiệu: chương trình triển lãm ánh sáng Mosaika. Nếu tuần tới lên được, nhất định phải đi xem cho biết.

Chia Sẻ:

Cuối tuần 15/08/2010

Chiều Thứ Bảy rủ mẫu thân đi tản bộ trong công viên Etienne Brule (gần đường Bloor). Công viên nhỏ này nằm bên sông Humber khoảng khúc đường từ Bloor tới Dundas, là một nơi đi bộ dạo mát tốt, tuy nhiên chiều hôm này thời tiết hơi oi bức. Tôi đã đến đây 5-6 lần, nhưng chỉ đi bộ bên bờ Đông của sông, chưa khám phá ra đường vào bờ Tây (hình như đường vào bờ tây nằm gần Dundas).

Chúa Nhật, lên mừng sinh nhật 2 tuổi của bé T, trên đường, ghé thăm phụ thân một tí để đưa thư.

Lâu ngày gặp lại T, tự nhiên nay lại thích nô đùa với Bác Hai; đang ngồi bàn ăn thịt nướng với Ba nó với Bà Nội và Bác Ba, thì nó lửng thửng đến bên cạnh, nắm tay Bác Hai kéo ra phòng giải trí để nhảy nhót và đạp xe ba bánh.  Có lẽ nó phát hiện ra bí mật của mình: cái tính con nít 2-3 tuổi tiềm ẩn bên trong cái xác gần tứ tuần.

Chia Sẻ:

Does calling others stupid imply one’s superior intelligence?

I can’t remember how I stumbled upon (and subscribed to) Friar Rick Riccioli’s blog, but this is at least the third time that I find his comments alarming. The first time was when he called Cardinal Bertone stupid and ignorant. The second time was when he called the the whole Catholic Church stupid (I quote: “I mean are we as an institution that stupid?”).

In today’s blog entry, Friar Rick accuses Fr. Raymond de Souza of “[intending] to sound smarter than [he is]”. I don’t agree with the good friar’s view that we have to avoid controversial words just because they are “politically sensitive”. Now, I don’t know anything about Father de Souza but I have to assume in the father’s good intention with the use of such a word as “niggardly”. My assumption may very well prove to be incorrect, but to err on the side of charity is probably a good thing. Fr. de Souza might be intent on reclaiming a perfectly good word that some people in history had made bad, rather than merely “intent on drawing attention to himself” as the friar said. To compromise on truth, just because it may be hard for the listener to hear, doesn’t seem to me like a Christian thing to do.

Does calling other people stupid imply that we think we are more intelligent than them? If it does, then so help me Lord, I, myself ever a stupid and ignorant person, should be mindful not call another person stupid ever again.

Unfortunately, Friar Rick’s blog is not open for comments so I’m unable to get further insights into why he often puts down his fellow brothers-in-faith. I refuse to believe that he is so arrogant as not to care what others think about what he puts into words.

I haven’t found Friar Rick’s blog particular helpful to the discernments of my soul, and sometimes I find his uncharitable words insulting to my catholic faith as I struggle daily with the challenge of faithful obedience to the Church. But how could this be, that I find his words insulting, something almost akin to a violation of the 8th Commandment itself, no less? For, surely, being a priest, he is a much more pious man than I could hope to be. So for now, I will simply unsubscribe from his blog in my RSS Reader.

Chia Sẻ:

Thật là động Trời!

Đêm hôm qua nằm mơ, thấy mình về quê và đi viếng lớp tiểu học của trường xưa dưới Phước Trung. Mấy em vừa thấy tôi bước vào lớp thì liền gọi tôi là…Chúa Giêsu. Tôi bèn “chống chế”, rằng tôi không phải là Chúa Giêsu, mà chỉ là…đại diện cho Chúa Giêsu.

“Đại diện”???

Chẳng hiểu vì sao dạo này tiềm thức mình toàn là nghĩ đến những thứ gì đâu không.

Mấy hôm trước khi đang viết bài Ngẫm Về Kinh Lạy Cha (tôi “ngẫm” cả tuần mới xong bài này), thì lại mơ về vụ cửa hở, bèn chỉnh sửa lại bài viết, bỏ đi vài tội tự thú mà chỉ có tôi và Chúa tôi biết, để tránh tình trạng Sa-tăng lợi dụng nhược điểm phơi bày mà mưu hại mình.

Chia Sẻ:

Sạc bình ác-quy

Đang ngồi trong xe của mẫu thân, đậu sau nhà, đang cho máy xe chạy chờ sạc bình cho đầy, khoảng 20-30 phút. Mang theo cái máy laptop, truy cập mạng wifi của nhà mình, và ngồi viết bài này để giết thời gian.

Mẫu thân đi làm xa mấy tháng, xe đậu lâu ngày không chạy, nên hết bình. Thứ Hai Tuần rồi, phụ thân tôi cho mượn cái máy sạc cũ (Motomaster Heavy Duty Charger) và dạy cách dùng. Tôi sạc khoảng 4 tiếng đồng hồ thì rút điện vì đã đến giờ … đi ngủ (máy không tự động ngắt điện khi đã sạc đầy). Hôm nay Mẹ lái đi công chuyện, bị chết máy giữa đường, báo hại phải tốn $20 để nhờ chú taxi mồi bình dùm. Tối nay tôi đã “sưu tầm” kỹ hơn, rằng với dòng điện 2A của máy sạc thì phải tốn mất  10 giờ đồng hồ, hoặc 20-30 phút sạc bằng máy xe, mới đầy.

Tầm wifi của nhà mình quá tệ; mới ra khỏi nhà có mấy bước mà đã chậm như rùa. Viết có mấy dòng này đã mất hơn 20’. Giờ chắc bình đã đầy. Tắt máy, vào ngủ thôi.

Chia Sẻ:

Mẫu thân về

Vừa rước mẫu thân từ phi trường,  kết thúc chuyến đi làm xa non bốn tháng.

Chia Sẻ:

Ngẫm về Kinh Lạy Cha

Phúc Âm theo Thánh Luca, chương 11 ghi chép lời dạy của Chúa Giêsu, mà ngày nay được đúc kết trong Kinh Lạy Cha (The Lord’s Prayer). Đoạn kinh này thật đặc biệt vì trong đó, đích thân Thượng Đế đang truyền dạy chúng ta cách cầu nguyện.  Bảy câu kinh nguyện ấy là một sự ổn định thứ tự cho mọi việc trong đời sống của người tín hữu, và vừa là một sự xét mình. Thánh Cyprianô (~208-258 AD) nhận xét trong Luận thuyết về Kinh Lạy Cha (nghe ở đây) như sau:

Sâu sắc thay những điều được bao gồm trong Kinh Lạy Cha! Nhiều lắm thay! Vĩ đại thay! Vắn tắt trong ngôn từ, nhưng phong phú trong tinh thần đạo đức! Như thể không một điều gì trên đời mà ta không thể lĩnh hội được, qua mấy lời thỉnh nguyện này, như một bảng tóm lược về nền triết lý thiêng liêng.

Vậy, thử ngẫm xem, 7 điểm thỉnh cầu của kinh nguyện này là gì.

1. Lạy Cha chúng con ở trên Trời.
”Lạy Cha”—Ngài là Cha của Ngôi Lời, vượt trên mọi khái niệm về “cha” của nơi trần tục.  Chỉ có Ngôi Lời là đấng duy nhất xứng danh là Con Ngài. Thế thì sâu sắc lắm thay, khi chúng con, một con người của cát bụi, nào xứng đáng gì để được mời, gọi đấng Chúa Tể Càn Khôn là Cha. Như thể, mời gọi chúng con sống sao cho xứng danh là Con Trời. Như thể, để xứng danh là Con, thì chúng con chỉ việc noi gương theo Con Ngài là đủ.

“chúng con”—Vâng, khi đọc  lên câu này, con không nguyện cho riêng con, mà trong tinh thần, con đang hiệp nhất cùng gia đình, bạn hữu, cộng đồng dân Chúa trên khắp thế gian này. Chúng con tuy nhiều, nhưng nguyện xin như một; tuy một, nhưng lại là nhiều.

“trên trời”—Như Cha Robert Barron của mạng Word On Fire giải thích, “trên trời”  không có nghĩa là trên mây, nhưng từ ngữ ấy có ý nghĩa siêu việt, vượt trên mọi giới hạn của vũ trụ hữu hình này.

2. Nguyện danh Cha cả sáng.
”cả sáng”—“hallowed” (được hiển thánh). Danh Cha vẫn là Thánh, mặc cho chúng con có nguyện thể nào đi nữa. Nhưng, nguyện cho trong chúng con không chứa chấp bóng đen của tội lỗi làm cản trở ánh sáng của Cha chiếu ngời đến thâm tâm của chúng con, để cho ánh sáng ấy thúc giục chúng con sống xứng đời chứng nhân cho Con Cha, để cho danh Cha tỏa sáng khắp chốn thế gian này.

3. Nước Cha trị đến.
Chúa Giêsu đã nói “Nước Trời đang ở giữa các anh em.” (Lc 17:19). “Nước Trời” ở đây chính là Chúa Giêsu.  
Một mặt, với câu nguyện này chúng con ước vọng sự sớm trở lại của Chúa Giêsu, và thúc giục chúng con hãy luôn thức tỉnh canh gác, đề phòng kẻ trộm, để xứng đáng nhận phần thưởng vĩnh cửu cho phần hồn lẫn phần xác khi ngày ấy sẽ đến với chúng con. Mặt khác, Ngôi Hai đã đích thân mang Nước Trời xuống nơi thế gian.  Nước Trời đang hiện hữu nơi thế gian, và lãnh thổ của nước ấy bao gồm những ai đã và đang thể hiện theo ý Cha.

4. Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên Trời.
Với câu này, chúng con nguyện được là công cụ, góp phần nhỏ bé cho Nước Trời ấy ngày một lớn dần, bởi Nước Trời sẽ lớn dần khi ý Cha được thể hiện. Nguyện cho những bậc lãnh đạo trong chúng con, biết kính sợ Cha trong mọi việc họ làm, để việc họ làm thể hiện nên thánh ý trọn lành của Cha.

5. Xin cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
”lương thực”—“bread” (bánh bột)—”supersubstantialem” (siêu thực chất, x. Mat 6:11).  Chúa Giêsu đã từng nói, “Ta là bánh hằng sống mà Trời ban; ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời (Gioan 6:51)”.
Câu nguyện này vừa là xin lương thực cho phần xác được sống qua ngày, vừa ngụ ý đến Bí Tích Thánh Thể là lương thực duy trì cho phần hồn, và nhắc nhở chúng con sống sao cho xứng đáng để được nhận lãnh lấy “bánh hằng sống” ấy mỗi ngày.

“hôm nay”—Vâng, chúng con chỉ xin vừa đủ cho hôm nay, vì biết đâu ngày mai Nước Cha sẽ đã đến với chúng con rồi.

6. Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
Vâng, Lạy Cha, xin thương xót chúng con, là kẻ vướng vấp tội lỗi vô cùng. Xin nhắc nhở chúng con biết xót thương kẻ gây lỗi lầm nhỏ nhen đối với chúng con. Xin luôn nhắc chúng con biết nhận ra thanh gỗ to đang bị kẹt trong mắt mình, trước khi nhận thấy miếng dằm nhỏ trong mắt người hàng xóm của chúng con.

7. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
“cám dỗ”—Bản chất sa ngã của chúng con mỏng manh thật, yếu hèn thật. Và như chính Chúa Giêsu đã nhắc nhở, “Anh em hãy canh gác và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ; vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác thì yếu đuối (Mc 14:38)”.  Cho nên, Cyprianô nói: kẻo bất kỳ ai trong chúng con lại láo xược, tự cao ngạo cho mình đủ mạnh, lao đầu vào cạm bẫy mà không cần đến Cha, hoặc hiếm may khi vượt qua được cạm bẫy thì liền khoác lác tự cho mình sáng suốt, tài giỏi. 
“xin cứu chúng con cho khỏi sự dữ”—Ngôi Lời đã nói, “Có ai trong anh em là một người cha, mà khi con mình xin cá, thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó bao giờ? (Lc 11:11)”.
Vậy câu nguyện sau cùng này là một lời đảm bảo từ Chúa Con: nếu chúng con sống trung thành với chức vụ thiêng liêng của một người con, thì không sự dữ nào có thể uy hiếp được chúng con cả.

Và cuối cùng, không quên lời nhắn nhủ sắc bén của  Đức Cha Charles Joseph Chaput, một vị giám mục nơi phương xa, mà gần đây con được biết đến, gợi lên trong con lòng kính trọng. Ngài đọc:

Đừng nói “Lạy Cha” nếu mỗi ngày, bạn không hành xử như một người con.
Đừng nói “chúng con” nếu bạn sống tách rời khỏi Giáo Hội.
Đừng nói “ở trên Trời” nếu bạn chỉ nghĩ đến vật chất của phàm tục.
Đừng nói “nguyện danh Cha cả sáng” trừ phi bạn thật sự kính trọng tên Ngài.
Đừng nói “nước Cha trị đến”, nếu bạn đang muốn khẩn cầu về vật chất.
Đừng nói “ý Cha thể hiện”,  trừ phi bạn sẵn lòng chấp nhận, ngay cả khi ý ấy mang đến thương đau.
Đừng nói “xin cho chúng con lương thực hằng ngày”, nếu bạn không quan tâm đến kẻ đói khát.
Đừng nói “xin tha nợ chúng con”, nếu bạn vẫn chất chứa trong lòng sự thù hận đối với người nào.
Đừng nói “xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ”, trừ phi bạn sẵn sàng chiến đấu với sự dữ.
Và đừng nói “Amen”, nghĩa là “xin cho được như vậy”, nếu bạn không thật sự muốn như vậy.

Chia Sẻ:

Sự kiện Đàm Vĩnh Hưng

Tin tức đọc được mấy hôm trước: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sang Hoa Kỳ trình diễn, được bác cựu phi công VNCH Lý Tống, hóa trang thành phụ nữ, lên tặng hoa và xịt nước cay vào mặt.

Lâu nay tôi không mấy chú ý đến ĐVH.  Nếu nhiều người cho rằng cậu ta “hát hay” thì có thể là do tài diễn xuất gây thu hút khán giả; tôi không nghĩ rằng cậu ta có giọng hát hay. Mấy hôm tôi thắc mắc: ĐVH đã làm gì, nói gì, mà làm phật lòng mấy bác người Việt hải ngoại đến thế? Hôm nay, tìm được câu trả lời: Bài Ca Nhớ Bác [Hồ Chí Minh].  Trong bài Đàm Vĩnh Hưng "Sang Sông", bác Nguyễn Quang Duy viết:

Đàm Vĩnh Hưng không phải là một văn công bình thường. Hưng là thành viên của Ủy ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên thành phố “Hồ chí Minh” (xin xem hình). Một cán bộ tuyên truyền cao cấp của đảng cộng sản Việt Nam.
Theo một số nguồn tin Hưng được kết nạp vào đoàn Thanh Niên Cộng Sản năm 1995 và trở thành đảng viên năm 2000. Hưng cũng là một thành viên “bán chính thức” của Mặt Trận Tổ Quốc” đảm nhận trách vụ “văn hóa vận”.

Tuyên truyền văn nghệ là bằng những bài nhạc tình thọat nghe vô hại, thế nhưng nhiều cuộc "giao lưu văn hóa" là gián tiếp tuyên truyền cho chiêu bài "đổi mới và cởi mở" của “đảng”. Thiếu sự phản đối quyết liệt, lâu dần mọi người sẽ quen mắt và chấp nhận sự hiện diện của các cán bộ Việt Cộng. Khi đó đảng sẽ đẩy những tay chân bộ hạ ra mặt thành lập các hội Việt Kiều tay sai cho chúng. Rồi cờ đỏ sao vàng Việt cộng sẽ xuất hiện trong các khu vực người Việt tỵ nạn sinh sống. Như thế văn công Đàm Vĩnh Hưng đang thực hiện vai trò “đảng” giao: nhuộm đỏ cộng đồng của chúng ta.

Báo Thanh Niên trực tiếp đặt câu hỏi có phải vì Hưng là thành viên của Ủy ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên, lại thích ca bài “Nhớ bác Hồ” nên bị phản đối. Hưng đã không dám trả lời.

Hình như người Tị Nạn Cộng Sản sợ cộng sản tương tự như tôi sợ rắn lúc xưa. Họ chống ĐVH vì sợ ĐVH “nhuộm đỏ” cộng đồng người Việt Hải Ngoại theo Nghị Quyết 36.  Điều này nếu có thật thì cùng dễ  thông cảm cho họ thôi.  Tôi gọi những người chống cộng này là “họ” thay vì “chúng tôi” vì nếu có phụ thân tôi ở đây, có lẽ ông sẽ nói rằng tôi không xứng đáng đứng chung hàng ngũ với những người này. Mà thật ra là vậy, đối với người Việt Cộng và người Chống Cộng, đôi lúc tôi phản đối cả hai. Trong một thế giới mà chủ nghĩa cộng sản đang dần dần tàn rụi, tại sao người ta lại tin rằng những người “văn công cộng sản” kia có thể “nhuộm đỏ” được thế giới tự do này? Thật là đề cao đối phương quá đáng.

Trở lại đề tài, bác Mai Văn An đã viết trong bài  Bài Học Đàm Vĩnh Hưng:

Xin quý vị nhớ cho rằng: "Cộng đồng người Việt hải ngoại là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, họ là những nạn nhân của nhà cầm quyền CS Việt Nam, họ không nuôi hận thù, nhưng nỗi đau vẫn luôn canh cánh trong lòng họ, đừng khiêu khích họ. Luật pháp ngăn cấm là một chuyện, nhưng không ai lường trước được phản ứng của một con người".

Hay cho câu “không nuôi hận thù”. Không phải ai cũng nghĩ được như bác An; nhớ mấy tháng trước tôi đọc được bài Giới Thiệu Tập Thơ “Thúc Giục Máu Căm Hờn” của cô Nguyễn Việt Nữ.

Một mặt, tôi hiểu rằng các bậc tiền bối của tôi đang nhận ra một cặm bẫy, và đau lòng khi không thể thuyết phục được con cháu mình có phản ứng như ý. Mặt khác, xã hội Mỹ là xã hội cung-cầu, và nền kinh tế Mỹ là kinh tế cạnh tranh. Thực tế ĐVH đi lưu diễn được ở Hải Ngoại là do Hải Ngoại có nhu cầu, giống như trước kia tôi thấy các trẻ em Việt Nam ở đây có nhu cầu cần học Việt Ngữ.

Lẽ ra người ta nên chờ xem ĐVH có hành động gì tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản thì mới phản ứng.  Nếu tôi là người ngưỡng mộ ĐVH (tôi không phải) và tôi có đi xem nhạc hội do ĐVH trình diễn (xác suất tôi đi xem một buổi nhạc hội là rất thấp), thì tôi sẽ đứng lên ra về khi ĐVH cất tiếng ca tụng “Bác” nơi hải ngoại. Nhưng, trước khi sự kiện đó xảy ra …nếu tôi phàn nàn khi người ta kết tội tôi vì những tư tưởng của tôi, thì tôi cũng không nên kết tội người khác vì tư tưởng của họ.  Nếu tôi hô hào bất công khi người ta kỳ thị tôi là “con ngụy quân ngụy quyền”, thì tôi có nên kỳ thị họ không khi họ là con cháu của người Cộng Sản? Biết đâu ĐTNCS sẽ là nhóm có công giải thể Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng không chừng.

Tôi nhận là tôi mơ tưởng hơi bị nhiều.

Chia Sẻ:

Người Samaria Nhân Lành

Tuần rồi tôi đọc được bài giảng này thật hay của Đức Ông Eric R. Barr của giáo phận Rockford, Illinois, về dụ ngôn Người Samaria Nhân Lành (The Good Samaritan).
Thánh Kinh chép rằng, có người luật sư đến thử thách Chúa Giêsu, hỏi rằng, “Tôi phải làm gì để được sự sống muôn đời?” Chúa Giêsu hỏi lại rằng, “Sách Luật đã chép gì?” Luật sư thưa, “rằng hãy yêu mến Đức Chúa Trời hết lòng, kết sức, hết tâm hồn, và hết cả trí khôn của bạn; và hãy yêu mến người hàng xóm như yêu chính mình”. Tiếp theo, Luật sư hỏi, “Nhưng, ai là người hàng xóm của tôi?” Và, từ gợi ý đó, Chúa Giêsu kể chuyện dụ ngôn Người Samaria Nhân Lành. Thời bấy giờ, người Samaria bị dân Do Thái coi là phường tội lỗi, là cặn bã của xã hội, bởi họ mê tín, thờ phượng giả thần, và bị coi là giống ngoại lai bởi họ kết hôn với người ngoại tộc. Quả là giữa thiện có ác, và trong ác lại có thiện. Bài học này khuyên răn về sự kỳ thị.
Bài giảng của Đức Ông Eric Barr thật hay, đáng đọc trọn bài để hiểu hết ý.  Dưới đây tôi chỉ trích đoạn một phần:
Chúng ta thường quên ai là người đang kể chuyện: đó là Chúa Giêsu. Và Ngài như muốn nói, rằng Người Samari Nhân Lành kia chính là Ngài. Chúa Giêsu muốn nói, “Ta đã đến thế gian với một sứ điệp mới về tình thương và hòa bình, nhưng anh em lại xua đuổi ta. Đối với anh em, ta là người Samari kia. Nhưng ta đến thế gian để cứu vớt nhân loại, là người du khách trong câu chuyện kia, đang đi ngược đường trong hành trình cuộc sống, xa dần với Đức Chúa Trời là Cha ta,  và ngày càng tiến gần đến hiểm nguy. Mỗi người trong các anh em đều đã bị thương như người du khách kia, và như người Samari nọ, ta, Giêsu, kẻ từng bị anh em xua đuổi, đã tìm thấy anh em đang cận kề sự chết, và đã đến để cứu anh em.”

Và rồi Chúa Giêsu nói, “Hãy đi và làm như vậy”. Tức là, Ngài bảo chúng ta, “Anh em đã biết đức tin dạy mình phải làm gì, giờ thì hãy sống đời đức tin ấy. Anh em là Hội Thánh, [là thân thể của ta,] hãy làm như ta làm! Ta đã chỉ đạo cho anh em. Anh em đừng chỉ hiểu đạo thôi, mà còn hãy sống đạo.”
“Hãy làm như ta làm”—Chắc chắn hàm ý ở đây không phải là những gì Chúa đã làm, tôi có thể làm được—Chúa có quyền kết tội, còn tôi thì không đủ khả năng.  Nhưng đây nói về lòng thương người vô điều kiện—cái này tôi có thừa khả năng. Tôi thường xúc phạm đến Chúa luôn, nhưng Chúa vẫn thương tôi, vẫn thường luôn dẫn dắt, linh hướng cho tôi; bằng chứng là tâm hồn tôi vẫn còn luôn thao thức về Ngài.  Thế thì tôi cũng nên yêu thương những người đã xúc phạm đến tôi chớ?  Tôi có chút phân vân: về sự cân nhắc không đồng đều. E rằng người quen sẽ nói: “Ta đã làm ơn cho ngươi bấy lâu nay, nhưng ta không thấy ngươi thương lo cho ta chút nào. Mà ngươi lại thương lo cho người dưng kẻ lạ kia, là những kẻ đã từng bức hại ta.” Và tôi sẽ nói: “những gì người đã thương lo cho tôi, Trời Đất sẽ trả công bội hậu cho người, đó là điều tôi tin chắc.” Còn một điều nữa tôi tin chắc: Quá trình tập tành thương lo cho kẻ lạ đã dạy cho tôi biết thế nào để thương lo cho người quen cho tốt hơn. Vấn đề là: người sẽ có chừa cho tôi chút cơ hội để báo ơn hay không?
Chia Sẻ:

vấn đề phá thai và thử thách lương tâm đạo đức con người

Tối nay tình cờ đọc được tin cũ này trên mạng Catholic News: “Nun excommunicated, loses hospital post over decision on abortion”.

Một trong những nan đề thời đại của đạo Công Giáo liên quan đến việc phá thai.  Từ góc nhìn của một người y sĩ: nếu hoàn cảnh buộc ta phải giết một người để cứu một người, thì ta chọn cứu người nào? Đó là thử thách mà Sơ Margaret Mary McBride—một người vốn được mệnh danh là “lương tâm đạo đức của cả một [bệnh viện Thánh Giuse, thành phố Phoenix, bang Arizona, Hoa Kỳ]”—đã trải qua. Bệnh nhân là một phụ nữ mang thai được 11 tuần, bị mắc chứng tăng huyết áp phổi (pulmonary hypertension), có thể sẽ dẫn đến tử vong cho người mẹ nếu tiếp tục thai nghén cho đến ngày sanh đẻ. Sơ Margaret là một người trong Ban Luân Lý của BV, có trách nhiệm đề nghị với bác sĩ rằng nên tiến hành việc phá thai hay không.

Nếu là thánh nữ Gianna Berretta Molla, vấn đề xem chừng thật dễ giải, khi bà nói với chồng nguyện vọng của mình: “Nếu phải chọn giữa em và con mình, thì xin anh đừng do dự: hãy chọn con. Em đòi hỏi anh phải cứu mạng đứa bé trước hết.” Có được tấm lòng hy sinh cao cả như thế đấy quả là hiếm hoi thật nhỉ. Một mặt,  đó là một trong những giáo huấn của đạo Công Giáo: “Không tình thương nào cao cả hơn khi một người chịu hy sinh tánh mạng mình vì bạn hữu của mình (Gioan 15:13)”. Mặt khác, không ai lại nói rằng, “Tôi buộc bạn phải hy sinh mạng mình để cứu sống cho người kia”.

Chia Sẻ:

Mộng du

Đêm qua hình như mình bị mộng du. Tối ngủ ở lầu 3 nhưng 6h00 sáng mở mắt ra thấy mình nằm ở lầu 2.

Đầu óc dạo này có vấn đề.

Chia Sẻ:

Khứu giác, vị giác, và ảo giác

Tuần rồi tuy tôi bị cảm nhẹ—nhẹ bởi chưa bị liệt giường—nhưng cũng đã phải nghỉ làm hai ngày, và trong quá trình, lỡ đánh mất khứu giác (ngữi) và vị giác (nếm) hồi nào không hay. Trải nghiệm tình trạng này thật là điều thú vị. Hôm Thứ Sáu đi ăn kem với Tam Tứ Muội, nhai trúng miếng gì giống như miếng…đất sét, hỏi nó rằng “mi cho tao ăn cái giống gì vậy”, thì mới biết đó là miếng cookie (bánh ngọt).
Thời tiết Toronto 20010/07/05. Nguồn: http://www.cp24.com/weather/Tuần rồi, điện đàm với một vị khách hàng ở Mesa (Arizona), nghe ông ta than phiền rằng thời tiết ở chỗ của ông nóng thiếu điều muốn bốc lửa, với nhiệt độ gần 100°F, tôi cười nhạo ông, hả hê vì bấy giờ bên tôi trời mát tuyệt vời. Nào ngờ, hôm nay trời Toronto biến thành lò luyện đan của Thái Thượng Lão Ông. Nhiệt độ hiện giờ, tính cả độ ẩm, tương đương với 54°C (khoảng 129°F). Trời nóng thế này dễ khiến cho người ta nảy sanh ra ảo giác.
Chia Sẻ:

Ý Kiến Bạn Đọc

Facebook

Nhãn

anh ngữ (1) ảo ba trì (10) apologia pro vita sua (3) ăn uống (2) bà nội (5) bạo lực (1) bảo quản xe ôtô (4) benedictxvi (3) bí tích thánh thể (8) canada (37) catholic (2) cầu nguyện (11) cbc (2) chết chóc (3) chính trị (6) chúa ba ngôi (24) chứng nhân giê-hô-va (3) CNE (2) covid-19 (10) cộng đồng (3) công giáo (134) công nghệ (6) cộng sản (2) công việc (24) cuba (1) cung tự phục hổ quyền (2) cuối tuần (6) dạy con (1) dị ứng (4) dịch thuật (1) du lịch (9) du lịch bằng xe (2) du ngoạn (9) dụ ngôn (1) đại hội giới trẻ (3) đạo (1) đêm tối tăm (5) đi công tác (3) độc cô cầu đạo (36) đời sống (5) english (4) francis-xavier nguyễn văn thuận (1) gãy xương (5) gia đình (79) giáng sinh (8) giáo lý (9) giao thông (5) giao tiếp (1) giới tính (4) gò công (6) grand bend (1) guelph (7) gương thánh nhân (10) hài hước (2) hành hương (1) hòa giải (1) hoa kỳ (5) hỏa ngục (3) hội hè (2) hội thánh (3) hồi tưởng (8) hôn nhân (7) humanae vitae (1) huntsville (2) hứa hẹn đầu năm (1) jpii (8) kế hoạch kungfu panda (1) khoa học (3) khổ đau (2) khủng bố (1) kinh doanh (5) kinh nguyện (3) kinh thánh (42) lectio divina (1) lễ tạ ơn (4) lễ tro (1) linh thao (1) linh tinh (4) lòng thương xót chúa (5) luật pháp (2) lumen fidei (1) máy vi tính (1) mầu nhiệm (1) memento mori (3) mê hồn trận (18) montreal (1) mùa chay (60) mùa đông (1) mùa hè (5) mùa vọng (3) mùa xuân (4) ngắm đàng ánh sáng (1) nghỉ xuân (1) ngôn ngữ (3) người việt khắp nơi (2) nhà cửa (4) nhật bản (3) nhật ký nghĩa vụ bồi thẩm đoàn (3) ontario (19) ottawa (2) phá thai (2) phật giáo (7) phép xã giao (1) phim (4) phục sinh (13) quê hương (2) rắn (2) rượu bia (3) Sauble Beach (1) sống đạo (3) st. thomas (canada) (13) summa theologica (1) suy ngẫm (57) sự sống (1) sức khoẻ (2) sức khỏe (10) tam nhật thánh (2) tâm lý (5) Tết (8) tháng tư đen (2) thành bại (1) thánh lễ (1) thánh mẫu (3) thần học thân xác (3) thể dục (1) thế giới (1) thị trường (1) thiên chúa giáo (27) thiên đàng (2) thiên nhiên (6) thiên tai (1) thiên văn (1) thời sự (41) thời tiết (20) thư giản (1) tin mừng (2) tình dục (3) tĩnh tâm (34) tình yêu (6) toronto (49) tổ tiên (6) tội (7) tôi là (24) tội tổ tông (7) tôn giáo (8) trầm tư (28) trung quốc (2) ttc (3) tuần hoàn (1) tuần thánh (5) vật lý (1) verbum domini (1) việt nam (14) viết trên iPod (21) vlog (4) võ học (2) vô thần (3) waterloo (3) wikileaks (2) xã hội (2) xe đạp (15) xưng tội (45) y học (2)

Bài Mới Nhất

Được Xem Nhiều Nhất

Người theo dõi

Lưu trữ Blog